TSP_HeaderWeb_T10_1920x70
TSP_HeaderWeb_T11_1920x300px
Hệ thống nhà thuốc: Xem chi tiết Ngôn ngữ:    
Nhà Thuốc Trung Sơn Trung Sơn Pharma  Dong Wha PHARM.CO.,LTD

Nỗi khổ bệnh cơ xương khớp ở người cao tuổi


Bệnh cơ xương khớp là một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến ở người cao tuổi, ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống của họ. Thoái hóa khớp và loãng xương đều là quá trình thoái hóa sinh lý theo tuổi và luôn song hành trên mỗi cơ thể. Cùng nhóm Dược sĩ chuyên môn nhà thuốc Trung Sơn tìm hiểu rõ hơn về hai bệnh lý này thông qua bài viết dưới đây!

Bệnh cơ xương khớp là một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến ở người cao tuổi, ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống của họ. Thoái hóa khớp và loãng xương đều là quá trình thoái hóa sinh lý theo tuổi và luôn song hành trên mỗi cơ thể. Cùng nhóm Dược sĩ chuyên môn nhà thuốc Trung Sơn tìm hiểu rõ hơn về hai bệnh lý này thông qua bài viết dưới đây!

Bệnh xương khớp là gì?

Bệnh xương khớp, hay còn gọi là bệnh cơ xương khớp, là một nhóm bệnh lý liên quan đến sự thoái hoá và suy giảm chức năng của khớp xương. Bệnh xương khớp không chỉ ảnh hưởng đến xương và khớp, mà còn có thể liên quan đến các mô mềm như cơ, dây chằng, gân. Căn bệnh này có thể chia thành nhiều dạng như:

  • Thoái hoá khớp (Osteoarthritis): Là dạng bệnh xương khớp phổ biến nhất, do sự hao mòn và thoái hoá của sụn khớp.
  • Viêm khớp dạng thấp (Rheumatoid Arthritis): Là bệnh tự miễn dịch gây viêm và phá huỷ các khớp.
  • Bệnh gout: Do sự tích tụ của tinh thể axit uric trong khớp, gây ra các cơn viêm đau nhức.
  • Bệnh loãng xương (Osteoporosis): Làm xương trở nên yếu và dễ gãy gập.

Mỗi dạng bệnh xương khớp đều có những đặc điểm, triệu chứng và phương pháp điều trị riêng.

Bệnh xương khớp là một nhóm bệnh lý liên quan đến sự thoái hoá và suy giảm chức năng của khớp xương

Bệnh xương khớp là một nhóm bệnh lý liên quan đến sự thoái hoá và suy giảm chức năng của khớp xương

Bệnh lý loãng xương ở người cao tuổi

Bệnh loãng xương, hay còn gọi là bệnh osteoporosis, là tình trạng đặc trưng bởi sự giảm mật độ xương. Điều này làm suy yếu sức khỏe của xương và làm cho chúng trở nên yếu ớt và dễ bị gãy. Các yếu tố như độ tuổi, nghề nghiệp, và hoạt động hàng ngày có thể ảnh hưởng đến tình trạng này. Loãng xương thường xảy ra ở người trung niên và cao tuổi, đặc biệt phổ biến ở phụ nữ sau mãn kinh. Tuy nhiên, bệnh loãng xương cũng có thể xảy ra ở người trẻ hơn do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Nguyên nhân bệnh lý loãng xương 

Có một số nguyên nhân gây loãng xương ở người cao tuổi:

  • Tuổi cao và lão hóa cơ quan: Lão hóa cơ quan làm giảm khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng, đặc biệt là canxi. Chế độ dinh dưỡng không đầy đủ và thiếu các dưỡng chất cần thiết cho xương cũng làm tăng nguy cơ loãng xương ở người cao tuổi.
  • Ít vận động và giảm tái tạo xương: Người cao tuổi thường có xu hướng ít vận động hơn, dẫn đến giảm khả năng tái tạo xương. Sự hạn chế đi lại và ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời cũng làm giảm tổng hợp vitamin D từ ánh nắng mặt trời, cần thiết cho việc hấp thu canxi. Điều này dẫn đến tình trạng thiếu canxi và loãng xương.
  • Nguy cơ mắc các bệnh lý khác: Người cao tuổi thường dễ mắc các bệnh lý mãn tính như bệnh thận, các vấn đề nội tiết, hoặc hậu quả của việc sử dụng thuốc corticoid kéo dài, tất cả đều tăng nguy cơ loãng xương.
Có nhiều nguyên nhân gây loãng xương ở người cao tuổi

Có nhiều nguyên nhân gây loãng xương ở người cao tuổi

Triệu chứng bệnh lý loãng xương ở người cao tuổi

Quá trình loãng xương kéo dài trong nhiều năm, thường không có biểu hiện rõ ràng và tiến triển một cách âm thầm. Vậy nên khi phát hiện bệnh điều đã xuất hiện các biến chứng như biến dạng cột sống và gãy xương. Sau tuổi 30, xương bắt đầu mất dần khoáng chất và trở nên thoái hóa. Các triệu chứng đau thường xuất hiện từ 40 đến 70 tuổi. Chủ yếu các cơn đau tập trung ở cột sống hoặc vùng thắt lưng.

Tỉ lệ người mắc loãng xương ở Việt Nam cao hơn nhiều so với nhiều quốc gia khác. Nguyên nhân chủ yếu do chế độ dinh dưỡng không cân đối và thiếu thói quen chăm sóc sức khỏe. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng hoạt động thể chất và tập luyện cơ bắp không chỉ giúp ngăn chặn quá trình mất xương mà còn thúc đẩy quá trình tạo xương. Khi tập luyện cần vận động một cách nhịp nhàng, vừa phải, để tăng tính linh hoạt và uyển chuyển cho cột sống.

Bệnh lý thoái hoá khớp ở người cao tuổi

Thoái hóa khớp, hay còn được gọi là viêm xương khớp. Đây là tình trạng mà sụn khớp và đĩa đệm bị thoái hóa kèm theo phản ứng viêm làm giảm dịch nhầy giúp bôi trơn ở các khớp.

Nguyên nhân chính của thoái hóa khớp là quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể theo tuổi tác, cùng với béo phì, các tư thế không lành mạnh cho khớp, và chấn thương khớp.

Thoái hóa khớp thường xuất hiện ở người trưởng thành trên 40 tuổi, đặc biệt phổ biến sau tuổi 60. Đặc điểm của tình trạng này là giảm phản xạ đầu xương và giảm sự tồn tại của dịch nhầy ở các điểm tiếp xúc giữa các đầu xương. Bao gồm khớp gối, khớp háng, cột sống cổ, thắt lưng, ngón tay, bàn tay, bàn chân, và gót chân.

Nguyên nhân bệnh lý thoái hoá khớp ở người cao tuổi

Các nguyên nhân gây thoái hóa khớp ở người cao tuổi bao gồm:

  • Lão hóa cơ thể: Tuổi cao đồng nghĩa với sự lão hóa của các cơ quan, bao gồm cả khớp xương. Điều này làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp.
  • Yếu tố di truyền: Di truyền có thể đóng vai trò trong việc gây thoái hóa khớp ở người cao tuổi.
  • Tình trạng béo phì: Béo phì là một yếu tố thuận lợi cho việc phát triển thoái hóa khớp.
  • Chấn thương khớp: Các việc chấn thương khớp thường xuyên, nhưng không chắc chắn phải là chấn thương lớn, cũng có thể góp phần vào quá trình thoái hóa khớp.

Các bệnh khớp khác: Các bệnh khớp như viêm khớp dạng thấp, nhiễm trùng khớp cũng có thể dẫn đến thoái hóa khớp ở người cao tuổi. Đồng thời, các chấn thương mạnh tại khớp trong quá khứ như bị ngã, tai nạn lao động, hoặc tai nạn thể thao cũng có thể tạo điều kiện cho việc này xảy ra.

Triệu chứng bệnh lý thoái hóa khớp 

Triệu chứng phổ biến của bệnh thoái hóa khớp thường gồm đau khớp, cứng khớp, tiếng kêu khi di chuyển, khó khăn trong việc vận động các khớp, sưng tấy và biến dạng khớp. Những triệu chứng này có thể biến đổi đa dạng và không có nguyên nhân cụ thể.

Từ tuổi 40 trở đi, thoái hóa khớp trở thành một vấn đề gần như không thể tránh khỏi, tuy nhiên vẫn có thể phòng ngừa và làm chậm sự tiến triển của bệnh thông qua việc xây dựng một chế độ sống, tập luyện và dinh dưỡng hợp lý. Khi thực hiện các hoạt động hàng ngày, cần tránh các tư thế không đúng hoặc các động tác quá mạnh và đột ngột, đồng thời hạn chế tăng cân hoặc béo phì để giảm áp lực lên các khớp xương.

Biện pháp điều trị bệnh loãng xương ở người cao tuổi

Duy trì chế độ luyện tập thể dục đều đặn: Hoạt động thể chất đều đặn như đi bộ, yoga, Tai Chi,... giúp tăng cường sức khỏe cơ xương khớp, cải thiện linh hoạt và giảm căng thẳng cho các khớp.

  • Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh: Chế độ ăn uống cân bằng, đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu như canxi, vitamin D, omega-3,... có thể góp phần ngăn ngừa và làm chậm quá trình thoái hoá xương khớp.
  • Duy trì cân nặng hợp lý: Việc kiểm soát cân nặng ở mức lý tưởng sẽ giảm tải trọng lên các khớp, từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh xương khớp.
  • Tránh chấn thương và tổn thương khớp: Cẩn trọng trong các hoạt động thể chất, tránh những chấn thương có thể ảnh hưởng đến cấu trúc khớp.
  • Kiểm soát tốt các bệnh lý đi kèm: Kiểm soát tốt các bệnh lý như tiểu đường, tăng huyết áp, v.v. sẽ giúp làm chậm quá trình thoái hoá xương khớp.
  • Sử dụng các thiết bị hỗ trợ: Việc sử dụng các thiết bị như gậy chống, khung tập đi, v.v. có thể giúp người cao tuổi giảm tải trọng lên khớp, tăng sự ổn định và an toàn khi di chuyển.

Qua bài viết trên, nhóm Dược sĩ chuyên môn nhà thuốc Trung Sơn hy vọng người cao tuổi có thêm những kiến thức cơ bản về bệnh lý cơ xương khớp và ghi nhớ các lời khuyên vàng để giúp cho việc phòng ngừa và điều trị bệnh được hiệu quả hơn, nâng cao chất lượng cuộc sống và kéo dài tuổi thọ.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy liên hệ hotline miễn phí 1800558898 để được nhóm Dược sĩ chuyên môn tại Hệ thống nhà thuốc Trung Sơn giải đáp thắc mắc và hỗ trợ tư vấn phương pháp điều trị tốt nhất.