TSP_HeaderWeb_T10_1920x70
TSP_HeaderWeb_T11_1920x300px
Hệ thống nhà thuốc: Xem chi tiết Ngôn ngữ:    
Nhà Thuốc Trung Sơn Trung Sơn Pharma  Dong Wha PHARM.CO.,LTD

Viêm amidan là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và 5 cách điều trị hiệu quả


Viêm amidan không chỉ gây đau rát họng mà còn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm nếu không được điều trị đúng cách. Bạn đang lo lắng về tình trạng viêm amidan cấp? Bài viết này, Trung Sơn Pharma sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh, từ nguyên nhân, triệu chứng đến các phương pháp điều trị hiệu quả và phòng ngừa bệnh tái phát. 
 
Viêm amidan nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Bạn có biết viêm amidan là gì và tại sao lại dễ tái phát? Cùng Trung Sơn Pharma tìm hiểu những thông tin hữu ích về bệnh viêm amidan để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình.

Viêm amidan là gì?

Amidan bao gồm hai tổ chức bạch huyết (lympho) nằm ở phía sau hầu họng, nơi giao thoa giữa đường ăn uống và đường hô hấp. Cơ quan này có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ đường hô hấp thông qua hai cơ chế:
  • Amidan ngăn cản sự xâm nhập của các vi sinh vật gây bệnh như vi khuẩn, nấm và virus.
  • Amidan sản xuất các kháng thể để chống lại nhiễm khuẩn do các tác nhân gây bệnh.
Viêm amidan là một bệnh lý thường gặp ở mọi lứa tuổi trong cộng đồng, với các triệu chứng như đau rát họng và khó khăn trong việc nuốt. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển nặng hơn, dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như nhiễm khuẩn máu, viêm đường hô hấp và viêm cầu thận. Đôi khi, viêm amidan có thể bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác của đường hô hấp. Vậy, các triệu chứng, biện pháp phòng ngừa và phương pháp điều trị viêm amidan là gì?

Viêm amidan gây đau rát họng Viêm amidan gây đau rát họng

Triệu chứng viêm amidan là gì

Biểu hiện của viêm amidan thường là tình trạng viêm tấy và sưng đỏ. Khi bệnh trở nặng, người bệnh có thể cảm thấy khó thở qua miệng. Các dấu hiệu nhận biết viêm amidan bao gồm:
  • Đau họng
  • Amidan sưng đỏ
  • Xuất hiện lớp dịch phủ màu trắng hoặc vàng
  • Vết phồng rộp hoặc vết loét đau rát trong họng
  • Đau đầu
  • Mất cảm giác thèm ăn
  • Đau tai
  • Khó nuốt
  • Sưng hạch ở cổ hoặc hàm
  • Sốt kèm ớn lạnh
  • Hôi miệng
  • Giọng nói khò khè hoặc nghẹt thở
  • Cổ cứng
Đối với trẻ em, có thể xuất hiện thêm một số triệu chứng như:
  • Đau bụng
  • Nôn mửa
  • Bụng khó chịu
  • Chảy nước dãi
  • Biếng ăn
viêm amidan thường là tình trạng viêm tấy và sưng đỏViêm amidan thường là tình trạng viêm tấy và sưng đỏ
Viêm amidan được coi là một căn bệnh phổ biến ở trẻ em, và thực tế cho thấy hầu hết trẻ em đều có khả năng bị viêm họng amidan ít nhất một lần trong đời.
Nếu các triệu chứng kéo dài dưới 10 ngày, nó được gọi là viêm amidan cấp tính. Trong khi đó, tình trạng viêm tái phát nhiều lần trong năm được xem là viêm amidan mãn tính. Để hiểu rõ hơn về viêm amidan cấp tính mãn tính cùng Trung Sơn Pharma tìm hiểu thông tin ở phần tiếp theo nhé!

Phân loại viêm amidan

Có ba loại viêm amidan phổ biến như sau:

Viêm amidan cấp tính

Viêm amidan cấp tính là dạng viêm thường gặp nhất, chủ yếu xảy ra ở amidan khẩu cái.
  • Khi bị viêm, các triệu chứng thường rất nghiêm trọng, bao gồm đau và sưng. 
  • Hạch bạch huyết sẽ sưng to, và bên trong amidan có thể xuất hiện lớp phủ màu trắng hoặc xám nhạt.

Viêm amidan mãn tính

Viêm amidan mãn tính thường là kết quả của sự tái phát, lặp đi lặp lại sau các đợt viêm cấp.
  • Dấu hiệu của amidan trong trường hợp này có xu hướng kéo dài, với hạch bạch huyết hơi sưng. 
  • Các triệu chứng có thể tương tự như trong đợt cấp nhưng thường xuyên tái phát và đi kèm với một số triệu chứng khác.

Viêm amidan quá phát  

Viêm amidan quá phát thường phát sinh từ các đợt viêm amidan mãn tính. Trong giai đoạn này, các tác nhân gây bệnh ở trạng thái chờ đợi để bùng phát. 
  • Triệu chứng của viêm amidan quá phát có thể khiến người bệnh dễ bị sốt, đau và sưng ở vùng amidan, kéo dài trong một khoảng thời gian nhất định. 
  • Tần suất xuất hiện của viêm amidan quá phát thường rơi vào khoảng 4 lần mỗi năm.

Nguyên nhân gây bệnh viêm Amidan là gì?

Dựa trên cấu trúc giải phẫu của amidan với nhiều khe và hốc, đây trở thành môi trường thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh như:
  • Nhiễm các loại virus như Adenoviruses, Enteroviruses, virus cúm, virus Parainfluenza, virus Epstein-Barr và virus herpes simplex.
  • Tiền sử bệnh nhân từng mắc hoặc đang mắc các bệnh lý đường hô hấp do nhiễm khuẩn như sởi, ho gà.
  • Thói quen vệ sinh cá nhân kém của người bệnh.
  • Sử dụng thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, đồ uống lạnh như kem, nước đá, bia lạnh.
  • Môi trường sống ô nhiễm với nhiều khói bụi.
  • Thay đổi thời tiết đột ngột cũng có thể dẫn đến viêm amidan.

Biến chứng nguy hiểm từ viêm Amidan là gì?

Áp xe quanh Amidan
Việc viêm amidan tái phát nhiều lần có thể dẫn đến tình trạng áp xe quanh amidan. 
  • Bệnh nhân sẽ cảm thấy đau họng, khó nuốt, sưng họng đến mức không thể nói, kèm theo đau đầu, sốt cao, hơi thở có mùi hôi và chảy nước dãi do không nuốt được. 
  • Khi khám họng, có thể phát hiện khẩu cái mềm bên cạnh ổ áp xe bị đẩy ra phía trước và có cảm giác mềm khi sờ vào. 
  • Khi rạch dẫn lưu, thường sẽ có mủ đặc với mùi hôi thối trong ổ áp xe.
viêm amidan tái phát nhiều lần dẫn đến tình trạng áp xe quanh amidan
Viêm amidan tái phát nhiều lần có thể dẫn đến tình trạng áp xe quanh amidan
Biến chứng tại chỗ
Triệu chứng viêm amidan không chỉ gây khó chịu cho người bệnh trong giai đoạn viêm mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng tại amidan.
  • Bệnh nhân có thể gặp khó khăn trong việc thở, đặc biệt là khi ngủ. 
  • Tình trạng nhiễm trùng có thể trở nên nghiêm trọng hơn.
Các biến chứng sau khi mắc viêm amidan 
Bệnh tinh hồng nhiệt  
  • Do độc tố từ liên cầu trùng gây ra, bệnh nhân sẽ xuất hiện các triệu chứng như nổi ban, sưng hạch, đau họng, nhức đầu, buồn nôn, sốt cao, amidan sưng to, họng đỏ và lưỡi đỏ. 
  • Nhịp tim nhanh cũng có thể xảy ra, và amidan có thể có giả mạc. 
  • Bệnh này có thể dẫn đến biến chứng viêm tai giữa và hoại tử các xương con.
Biến chứng viêm amidan gây ra bệnh viêm tinh hồng nhiệt
Biến chứng viêm amidan gây ra bệnh viêm tinh hồng nhiệt
Viêm khớp cấp
  • Triệu chứng viêm amidan có thể khiến bệnh nhân trải qua tình trạng sưng, nóng, đỏ và đau ở các khớp như cổ tay, đầu gối, ngón tay và ngón chân, cùng với cảm giác mệt mỏi, uể oải.
  • Biến chứng viêm khớp thường dẫn đến các vấn đề liên quan đến màng tim.
Viêm cầu thận  
  • Tỷ lệ mắc viêm cầu thận sau viêm amidan khoảng 24%, và có thể chuyển thành viêm thận cấp sau đó. 
  • Bệnh nhân thường có hiện tượng phù chân, phù mặt, đặc biệt là vào buổi sáng sau khi thức dậy.
Biến chứng kế cận
  • Viêm Amidan có thể gây biến chứng đến một số bộ phận xung quanh nó như tai, mũi và phế quản. 
  • Người bệnh có nguy cơ sẽ mắc thêm các bệnh như viêm xoang, ngạt mũi, viêm tai giữa, viêm xuống thanh khí phế quản.
Biến chứng toàn thân
  • Trong trường hợp căn nguyên gây biểu hiện viêm Amidan là vi khuẩn. 
  • Đặc biệt là liên cầu tan huyết beta nhóm A mà không được điều trị hoặc điều trị không đúng căn nguyên có thể dẫn đến thấp khớp hoặc viêm cầu thận.

Viêm Amidan lây truyền qua đường nào?

Nguyên nhân chủ yếu gây viêm amidan là do vi khuẩn, vì vậy bệnh này có khả năng lây lan từ người mắc sang người khỏe mạnh. Để chủ động phòng ngừa, ngoài việc thực hiện các biện pháp bảo vệ, người bệnh cần hạn chế tiếp xúc hoặc tự bảo vệ mình khi ở gần những người bị viêm amidan.

Cách điều trị viêm amidan là gì?

Có nhiều phương pháp điều trị viêm amidan, bao gồm:

Điều trị nội khoa (sử dụng thuốc…) 

Nếu nguyên nhân viêm do nhiễm khuẩn, bác sĩ có thể kê đơn kháng sinh. Người bệnh cần tuân thủ đúng liều lượng và thời gian dùng thuốc theo chỉ định, ngay cả khi triệu chứng đã giảm. Việc này giúp ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng trở nên nghiêm trọng hơn hoặc lây lan sang các bộ phận khác trong cơ thể. Nếu không tuân thủ, có thể dẫn đến nguy cơ bị sốt thấp khớp hoặc viêm thận nghiêm trọng.

Mẹo chữa viêm amidan theo các bài thuốc dân gian

Một số bài thuốc dân gian có thể giúp giảm triệu chứng và hỗ trợ hồi phục nhanh chóng:
  • Súc miệng bằng nước muối: Thực hiện súc miệng với tư thế ngửa mặt lên và đầu ngửa về phía sau. Khò nhẹ để nước muối tiếp xúc với amidan và cổ họng. Có thể thực hiện nhiều lần trong ngày.
  • Súc miệng với nước ép hành: Chuẩn bị một củ hành và một ly nước ấm. Hành được bóc vỏ, rửa sạch và ép lấy nước. Pha nước ép hành vào nước ấm và khuấy đều. Súc miệng với hỗn hợp này khoảng 2-3 lần mỗi ngày.
  • Gừng và mật ong: Nguyên liệu bao gồm mật ong và hai củ gừng. Gừng được gọt vỏ, rửa sạch, giã dập hoặc cắt lát rồi cho vào chén. Đổ mật ong vào để ngâm. Mỗi ngày, bạn có thể ngậm gừng ngâm mật ong nhiều lần cho đến khi các triệu chứng viêm giảm hẳn.

Điều trị viêm amidan bằng phương pháp ngoại khoa (Phẫu thuật)  

Khi các phương pháp điều trị khác không mang lại hiệu quả, phẫu thuật cắt amidan trở thành giải pháp tối ưu để chấm dứt tình trạng viêm amidan một cách triệt để.
  • Cắt amidan đây là kỹ thuật phổ biến được khuyến cáo sử dụng khi người bệnh mắc amidan mãn tính hay tái đi tái lại nhiều lần (từ 5 lần/năm đến 6 lần/năm) hoặc với các trường hợp không đáp ứng được với các phương pháp điều trị khác, gây biến chứng nặng nề cho người bệnh (như viêm tai mũi họng, viêm khớp, viêm cầu thận, khó thở, khó nuốt và khó nói...). 
  • Với kỹ thuật tiên tiến hiện nay, để cắt amidan mang lại những lợi ích thiết thực cho người bệnh như giảm chảy máu, giảm đau và nhanh hồi phục. Các bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp phẫu thuật thích hợp cho người bệnh như phẫu thuật khi người bệnh được gây mê có đặt nội khí quản bằng các phương pháp Anse hoặc sử dụng dao điện đơn cực hay lưỡng cực, cắt amidan viêm bằng dao laser, dao siêu âm hay Coblator,…

Cắt amidan là kỹ thuật phổ biến được khuyến cáo sử dụng khi người bệnh mắc amidan mãn tính Cắt amidan là kỹ thuật phổ biến được khuyến cáo khi người bệnh mắc amidan mãn tính

Cách phòng trừ viêm amidan

Để ngăn ngừa bệnh viêm amidan, người dân nên thực hiện một số biện pháp sau:
  • Vệ sinh tai mũi họng thường xuyên và sạch sẽ hàng ngày.
  • Duy trì chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý.
  • Hạn chế tiêu thụ đồ uống và thực phẩm lạnh.
  • Tránh chia sẻ các vật dụng với người mắc viêm amidan, bao gồm thức ăn, cốc uống nước và đồ dùng cá nhân.
  • Điều trị triệt để các bệnh lý đường hô hấp như viêm đường hô hấp trên và viêm đường hô hấp dưới.

Phòng ngừa viêm amidan ngay từ bây giờ để giảm thiểu biến chứng của bệnh Phòng ngừa viêm amidan ngay từ bây giờ để giảm thiểu biến chứng của bệnh

Bị viêm Amidan khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu các phương pháp điều trị viêm amidan tại nhà không mang lại hiệu quả, người bệnh nên đến gặp bác sĩ khi xuất hiện các triệu chứng sau:
  • Viêm amidan kéo dài hơn 2-3 ngày;
  • Cảm giác nuốt vướng;
  • Khó thở;
  • Sưng hạch bạch huyết, đặc biệt là ở vùng họng, miệng và cổ;
  • Sốt và cảm thấy lạnh;
  • Đau tai và đau đầu đi kèm;
Viêm amidan có thể dẫn đến biến chứng áp xe amidan. Áp xe hình thành khi ổ nhiễm trùng do vi khuẩn lan rộng sang các khu vực lân cận. Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng này có thể dẫn đến nhiễm trùng máu, gây nguy hiểm đến tính mạng.
Đối với trẻ nhỏ, các triệu chứng có thể nghiêm trọng hơn và gây ra nhiều biến chứng hơn so với người lớn. Do đó, phụ huynh cần theo dõi chặt chẽ các dấu hiệu như sốt, quấy khóc, bỏ bú và mệt mỏi của trẻ để có biện pháp xử trí kịp thời.
Qua bài viết trên, Trung Sơn Pharma đã cung cấp đến bạn thông tin bổ ích về viêm amidan là gì?. Hi vọng với những kiến thức mà chúng tôi chia sẻ, bạn đã có sự quan tâm hơn và tránh được những tác nhân gây tổn thương cho sức khỏe cơ thể. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy liên hệ hotline miễn phí 1800558898 để được nhóm Dược sĩ chuyên môn tại Hệ thống nhà thuốc Trung Sơn giải đáp thắc mắc và hỗ trợ tư vấn phương pháp điều trị tốt nhất.