Sốt Xuất Huyết: 03 giai đoạn của bệnh và cách phòng tránh hiệu quả

Bệnh sốt xuất huyết là gì?
Dấu hiệu sốt xuất huyết
Giai đoạn |
Triệu chứng/ Biến chứng |
Giai đoạn khởi phát (Ngày 1–3)Ở giai đoạn này, biểu hiện sốt dễ nhầm lẫn với các bệnh do virus khác. (Giai đoạn cần quan sát và theo dõi cẩn thận) |
Triệu chứng:
|
Giai đoạn nguy hiểm (Ngày 3–7)Thời điểm dễ xảy ra sốc sốt xuất huyết (một biến chứng có thể đe dọa tính mạng) |
Triệu chứng:
Biến chứng: Sốc sốt xuất huyết (sốc Dengue) (nếu có) |
Giai đoạn hồi phục (Sau ngày 7)Thời điểm quan trọng có thể xuất hiện các biến chứng nguy hiểm |
Dấu hiệu cải thiện:
Triệu chứng/Biến chứng: (nếu có)
|
Các dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết
Cách xử lý khi bị muỗi vằn đốt
- Rửa sạch vết đốt ngay lập tức.
- Chườm lạnh để giảm sưng và ngứa.
- Sử dụng thuốc giảm ngứa, sản phẩm chống muỗi,...
- Nghỉ ngơi và bổ sung đủ nước.
- Tránh gãi vết đốt.
- Đi khám bác sĩ nếu có triệu chứng nghiêm trọng.
Cách xử lý khi bị muỗi đốt
Sốt xuất huyết có lây không ?
- Qua muỗi vằn: Muỗi vằn cái sẽ hút máu người nhiễm bệnh, sau đó truyền virus Dengue cho người khác khi đốt.
- Qua đường máu: Sốt xuất huyết có thể lây truyền qua đường máu, như truyền máu hoặc dùng chung kim tiêm với người bệnh.
- Từ mẹ sang con: Trong một số trường hợp ít phổ biến, sốt xuất huyết có thể lây truyền từ mẹ sang con trong quá trình mang thai hoặc khi sinh
Điều trị sốt xuất huyết
- Sử dụng thuốc hạ sốt an toàn: Sử dụng paracetamol để giảm sốt và đau nhức. Tuyệt đối không dùng aspirin hoặc ibuprofen, vì các thuốc này có thể làm tăng nguy cơ chảy máu.
- Bù nước và điện giải: Uống nhiều nước lọc, sử dụng oresol, nước trái cây tươi, canh, súp hoặc cháo loãng nhằm tránh mất nước do sốt cao và nôn mửa.
- Theo dõi lâm sàng: Đặc biệt là dấu hiệu xuất huyết, giảm tiểu cầu, đau bụng dữ dội hoặc các dấu hiệu thay đổi ý thức hoặc thể trạng người bệnh.
- Xử trí biến chứng kịp thời: Trong trường hợp xuất huyết nặng, sốc do mất dịch hoặc suy tạng, bệnh nhân cần được nhập viện ngay và điều trị tích cực dưới sự theo dõi của đội ngũ y tế chuyên môn.
Các cách phòng chống hiệu quả
- Thường xuyên thay nước bình hoa, chậu cây, úp các vật chứa nước không dùng đến.
- Ngủ màn, mặc quần áo dài tay, đặc biệt là vào ban ngày khi muỗi Aedes hoạt động mạnh.
- Dùng thuốc xịt muỗi, nhang muỗi hoặc vợt điện diệt muỗi.
- Phối hợp với chính quyền và y tế địa phương trong các đợt chiến dịch diệt lăng quăng, diệt muỗi.
- Theo dõi sức khỏe, đến ngay cơ sở y tế khi có dấu hiệu nghi ngờ sốt xuất huyết để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Lưu ý
-
Sốt xuất huyết không đơn thuần là một cơn sốt cảm thông thường mà là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm với các triệu chứng đáng chú ý.
-
Các triệu chứng chính sốt cao kéo dài, đau đầu dữ dội (đặc biệt sau mắt), đau nhức cơ khớp, buồn nôn, phát ban,...
-
Sốt Xuất Huyết sẽ không lây lan qua các tiếp xúc thông thường như bắt tay, ôm, dùng chung vật dụng hay thậm chí là ho hoặc hắt hơi.
-
Hiện chưa có thuốc đặc trị cho sốt xuất huyết, việc điều trị chủ yếu là nghỉ ngơi, hạ sốt đúng cách, bù đắp lượng nước thiếu hụt để hỗ trợ cơ thể hồi phục.
-
Cần chủ động phòng bệnh bằng cách diệt muỗi, diệt lăng quăng, giữ vệ sinh nơi ở, sử dụng màn che khi ngủ,... và đến cơ sở y tế kịp thời khi có dấu hiệu nghi ngờ.