Mỗi viên Stomazol-Cap 40 có chứa các thành phần: Esomeprazole 40mg. Tá dược vừa đủ.
Công dụng – Chỉ định
Stomazol-Cap 40 được dùng trong:
Điều trị viêm thựuc quản dài hạn, viêm xước thực quản do trào ngược. Dùng Stomazol-Cap 40 để phòng ngừa tái phát viêm thực quản. Điều trị trào ngược dạ dày-thực quản. Kết hợp với kháng sinh để diệt trừ và phòng ngừa tái phát loét do Helicobacter pylori Điều trị hội chứng Zollinger – Ellison. Liều dùng – Cách sử dụng Stomazol-Cap 40 Liều dùng Người lớn: Bệnh trào ngược dạ dày – thực quản: 1 viên/ lần/ ngày Kết hợp với kháng sinh để diệt trừ và phòng ngừa tái phát loét do Helicobacter pylori: ½ viên + 500 mg clarithromycin+ 1 g amoxicillin/ngày, uống 2 lần/ngày trong 1 tuần Bệnh nhân điều trị với NSAIDs: ½ viên/lần/ngày, trong 4 – 8 tuần Điều trị hội chứng Zollinger – Ellison : 1 viên/ lần x 2 lần/ngày Trẻ em từ từ 12 tuổi trở lên: 30 – 40 kg: ½ viên + clarithromycin 7,5 mg+ amoxicillin 750 mg/ kg/ngày, uống 2 lần/ngày trong 1 tuần >40kg: 1 viên/lần/ngày Bệnh nhân suy thận, gan, cao tuổi : Không cần điều chỉnh liều
Cách dùng
Stomazol-Cap 40 dùng theo đường uống.
Chống chỉ định
Không dùng Stomazol-Cap 40 cho những bệnh nhân: Bệnh nhân dị ứng, mẫn cảm với bất kì thành phần nào của thuốc. Bệnh nhân đang dùng nelfinavir. Tác dụng không mong muốn Hệ thần kinh trung ương: chóng mặt, buồn ngủ, dị cảm, lú lẫn. Tâm thần: kích động, nóng nảy, trầm cảm. Sinh sản: nữ hóa tuyến vú. Tiêu hóa: bệnh nấm candida, viêm miệng. Huyết học: giảm tiểu cầu, bạch cầu. tế bào máu. Gan: suy gan, vàng da, tăng men gan. Cơ xương: yếu/đau cơ Da: hội chứng TEN, SJS, rụng tóc, nhạy cảm với ánh sáng. Toàn thân: sốt, phù mạch. Tiết niệu: viêm thận kẽ. Thị giác: nhìn mờ. Giảm natri huyết, phù ngoại biên.
Tương tác thuốc
Thuốc chuyển hoá bằng CYP2C29 Giảm nồng độ trong huyết tương của thuốc chuyển hoá bằng CYP2C29 Itraconazole, ketoconazole Giảm khả năng hấp thu Itraconazole, ketoconazole Thuốc chịu ảnh hưởng bởi acid dạ dày Stomazol-Cap 40 làm tăng hay giảm tác dụng của các thuốc này
Lưu ý
Lưu ý và thận trọng Stomazol-Cap 40 có thể gây che giấu triệu chứng và làm chậm chẩn đoán bệnh bị tổn thương dạ dày ác tính. Thận trọng khi dùng Stomazol-Cap 40 cho bệnh nhân bị bệnh gan. Không nên dùng Stomazol-Cap 40 kéo dài vì thuốc có thể gây viêm teo dạ dày. Khi ngừng dùng Stomazol-Cap 40 thì không nên ngừng đột ngột mà cần giảm liều dùng từ từ để tránh tính trạng phục hồi và tăng tiết acid dạ dày quá mức trong thời gian ngắn. Stomazol-Cap 40 có thể gây tác dụng phụ hạ magie huyết nhưng sẽ nhanh chóng phục hồi sau khi ngưng dùng thuốc. Vì vậy trong quá trình dùng Stomazol-Cap 40, bệnh nhân nên được định kỳ kiểm tra nồng độ magie huyết. Khi dùng Stomazol-Cap 40 dài ngày cần thường xuyên theo dõi các triệu chứng cho bệnh nhân. Phụ nữ có thai và nuôi con bằng sữa mẹ Không nên dùng Stomazol-Cap 40 cho phụ nữ có thai và cho con bú. Ảnh hưởng đối với công việc lái xe, vận hành máy móc Stomazol-Cap 40 không ảnh hưởng tới khả năng lái xe và vận hành máy móc. Xử trí quá liều, quên liều thuốc Quá liều Biểu hiện: khi dùng Stomazol-Cap 40 quá liều bệnh nhân có thể gặp các triệu chứng mệt mỏi hay các triệu chứng trên hệ tiêu hóa. Xử trí: cho bệnh nhân tiến hành điều trị triệu chứng và điều trị hỗ trợ. Quên liều Nếu bạn quên liều Stomazol-Cap 40 thì cần dùng ngay khi nhớ ra, nếu gần liều tiếp theo thì bỏ qua liều đã quên và không dùng liều gấp đôi để bù liều đã quên.
Bảo quản
Để Stomazol-Cap 40 tránh xa tầm tay trẻ em, ánh sáng trực tiếp từ mặt trời. Để Stomazol-Cap 40 ở nơi có độ ẩm thấp, nhiệt độ dưới 30 độ và nơi thoáng mát.