Tích & Sử dụng điểm cho khách hàng thân thiết Của Trung Sơn Pharma
-
Đổi trả miễn phí Theo chính sách đổi trả
-
Miễn phí vận chuyển Cho hóa đơn từ 300.000đ
-
Mua lẻ với giá sỉ Giá cạnh tranh tốt nhất
-
Dược sĩ tư vấn tại chỗ Thân thiện & nhiệt tình
Sản phẩm tương tự
Shogen 400 là thuốc gì ?
Thuốc Shogen 400 – Giải pháp bổ sung Vitamin E hiệu quả
Shogen 400 là thuốc bổ sung Vitamin E giúp điều trị và phòng ngừa thiếu hụt Vitamin E, một tình trạng hiếm gặp nhưng gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Sản phẩm được sản xuất tại Việt Nam, với dạng viên nang mềm tiện lợi và thành phần được tối ưu hóa. Shogen 400 không chỉ cải thiện các vấn đề về da mà còn hỗ trợ điều trị vô sinh, tăng cholesterol máu, và các bệnh lý liên quan đến gan.
Thành phần
Thành phần chính của thuốc Thuốc Shogen 400
Mỗi viên nang mềm Thuốc Shogen 400 chứa:
Thành phần | Hàm lượng |
---|---|
Vitamin E (Dạng d-alpha tocopheryl acetat) | 400 IU |
Thành phần tá dược: Dầu đậu nành, Gelatin, Glycerin, Methylparaben, Propylparaben. |
Công dụng
Shogen 400 có tác dụng gì?
Chỉ định
- Phòng ngừa và điều trị thiếu Vitamin E.
- Các rối loạn bệnh lý về da làm giảm tiến trình lão hóa ở da, giúp ngăn ngừa xuất hiện nếp nhăn ở da.
- Ðiều trị hỗ trợ chứng gan nhiễm mỡ, chứng tăng cholesterol máu.
- Hỗ trợ điều trị vô sinh, suy giảm sản xuất tinh trùng ở nam giới.
Dược lực học
Nhóm dược lý: Vitamin.
Mã ATC: A11HA03.
Vitamin E là một thuật ngữ chung để chỉ một số các hợp chất thiên nhiên và tổng hợp. Nhóm chất quan trọng nhất là tocopherol, trong đó alpha tocopherol có hoạt tính mạnh nhất, được phân bố rộng rãi trong tự nhiên và chủ yếu được sử dụng trong điều trị. Alpha tocophanol có trong tự nhiên dưới dạng đồng phân d (d-alpha tocopherol) có hoạt tính mạnh hơn dạng đồng phân dị (dl-alpha tocopherol) của alpha tocopherol tông hợp.
Vitamin E là một vitamin tan trong dầu mỡ, phân bố rộng rãi trong thức ăn. Nguồn vitamin E giàu nhất là dầu thực vật. Lượng vitamin E trong thức ăn bị mất đi là do quá trình bảo quản và nấu nướng. Nhu cầu hằng ngày về vitamin E khoảng 4-15 mg.
Thiếu vitamin E rất hiếm, chỉ xảy ra ở những người không có khả năng hấp thu vitamin E hoặc mắc một số bệnh di truyền ngăn cản duy trì nồng độ bình thường vitamin E trong máu. Vitamin E được coi là một chất chống oxy hóa, ngăn chặn sự oxy hóa các acid béo cao phân tử chưa bão hòa cũng như các chất nhạy cảm với oxy khác như vitamin A và acid ascorbic (vitamin C).
Dược động học
Hấp thu: Để vitamin E hấp thu qua đường tiêu hóa, mật và tuyến tụy phải hoạt động bình thường. Khoảng 20 – 60% vitamin được hấp thu từ nguồn thức ăn. Ở người bệnh bị hội chứng hấp thu kém và trẻ đẻ non nhẹ cân, hấp thu vitamin E có thể giảm đi rất nhiều.
Phân bố: thuốc vào máu qua vì thể dưỡng chấp trong bạch huyết rồi được chuyển tới gan. Vitamin E được tiết ra từ gan dưới dạng lipoprotein tỷ trọng thấp (VLDL) và nồng độ vitamin E trong huyết tương phụ thuộc vào sự tiết này. Vitamin E sau đó được phân bố rộng rãi vào tất cả các mô và dự trữ ở mô mỡ. Nồng độ bình thường của tocopherol trong huyết tương là 6 – 14 microgam/ml. Nồng độ vitamin E trong huyết tương dưới 5 microgam/ml hoặc dưới 800 microgam vitamin E/g lipid trong huyết tương trong vài tháng được xem như là sự phản ánh sự thiếu hụt vitamin E.
Alpha tocopherol phân bố vào mắt, đạt được nồng độ cao hơn ở vùng giác mạc so với màng mạch hoặc thủy tinh thể. Vitamin E vào sữa, nhưng rất ít qua nhau thai. Nồng độ tocopherol trong huyết tương trẻ sơ sinh bằng 20 – 30% nông độ ở người mẹ, trẻ sơ sinh nhẹ cân có nồng độ thấp hơn.
Cách dùng
Dùng đường uống. Uống sau bữa ăn
Liều dùng Thuốc Shogen 400
Người lớn : Điều trị và dự phòng thiếu vitamin E, uống 1 viên, ngày 1 lần.
Điều trị thiếu vitamin E:
Ở trẻ sơ sinh thiều tháng nhẹ cân: 25 – 50 IU/ngày, đạt được nồng độ bình thường trong vòng 1 tuần.
Phòng thiếu hụt vitamin E:
Ở trẻ sơ sinh nhẹ cân: 5 IU/ngày trong vài tuần đầu sau khi sinh. Nên kiểm soát nồng độ tocopherol huyết tương.
Dự phòng bệnh võng mạc mắt ở trẻ sơ sinh thiếu tháng hoặc loạn sản phế quản phổi thứ phát sau liệu pháp oxy: 15-30 IU/kg/ngày
Bệnh thiếu máu beta-thelasemia: Uống 750 IU/ngày.
Bệnh tế bào hồng cầu hình liềm: Uống 450 IU/ngày.
Làm gì khi dùng quá liều?
Triệu chứng: khi dùng liều lớn hơn 1g /ngày có thể gây rối loạn dạ dày - ruột thoáng qua.
Xử trí: Nên điều trị triệu chứng và dùng các biện pháp hỗ trợ.
Làm gì khi quên 1 liều?
Chưa có báo cáo
Tác dụng phụ
Vitamin E không gây tác dụng phụ nào khi dùng ở liều thông thường. Tuy nhiên, khi dùng vitamin E liều cao có thể gây buồn nôn, khó chịu ở dạ dày hoặc tiêu chảy, nứt lưỡi, viêm thanh quản hoặc lào đảo chóng mặt.
Những dấu hiệu này thường rất hiếm gặp nhưng khi có các tác dụng phụ thì chủ yếu là những dấu hiệu về tiêu hóa. Khi xuất hiện các dấu hiệu nêu trên nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Thông báo ngay cho bác sĩ hoặc dược sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
⚠️ Lưu ý
Chống chỉ định
- Mẫn cảm với Vitamin E hoặc các tá dược của thuốc.
- Dị ứng đậu nành hoặc đậu phộng.
Cảnh báo và thận trọng khi sử dụng
Ảnh hưởng của vitamin E phần lớn chỉ được nghiên cứu trong vài tuần hoặc vài tháng, vì thế những ảnh hưởng mãn tính suốt đời khi dùng liều cao, kéo dài vẫn còn chưa rõ ràng. Tuy vậy cần thận trọng khi điều trị và cần lưu ý liều cao vitamin E trên 400 đvqt/ngày hoặc cao hơn ở những người bị bệnh mãn tính có liên quan đến sự tăng lên của tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân.
Vitamin E được báo cáo là làm tăng chảy máu ở những bệnh nhân thiếu vitamin K hoặc đang sử dụng thuốc chống đông máu, nên theo dõi thời gian prothrombin và tỷ lệ INR để phát hiện bất kỳ sự thay đổi nào trong việc cầm máu (hemostasis). Cần điều chỉnh liều thuốc chống đông máu trong và sau khi điều trị bằng Vitamin E.
Vitamin E được báo cáo là làm tăng nguy cơ huyết khối ở những bệnh nhân mắc phải tình trạng này, bao gồm những bệnh nhân dùng estrogen. Phát hiện này chưa được xác nhận nhưng cần lưu ý khi lựa chọn vitamin E để điều trị cho bệnh nhân, đặc biệt là phụ nữ uống thuốc ngừa thai uống có chứa estrogen. Tỷ lệ viêm ruột hoại tử cần được chú ý khi được điều trị vitamin E cho trẻ sơ sinh thiếu tháng có cân nặng dưới 1,5 kg.
Thận trọng tá dược:
Dầu đậu nành: Không sử dụng thuốc này cho bệnh nhân bị dị ứng với đậu phộng hoặc đậu nành. Methyl paraben, propyl paraben: Có thể gây phản ứng dị ứng.
Glycerin: Có thể gây nhức đầu, rối loạn tiêu hoá, tiêu chảy.
Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú
Phụ nữ có thai:
Không có bằng chứng về sự an toàn khi dùng liều cao vitamin E trong thai kỳ, do đó không nên sử dụng thuốc trong thời gian mang thai đặc biệt là trong những tháng đầu tiên của thai kỳ.
Phụ nữ cho con bú:
Không có thông tin về việc thuốc bài tiết trong sữa mẹ, vì vậy không nên dùng thuốc trong thời gian cho con bú.
Ảnh hưởng của thuốc lên khả năng lái xe, vận hành máy móc
Thuốc không ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc.
Tương tác thuốc, tương kỵ của thuốc
Vitamin E hoặc dạng chuyển hóa làm giảm hiệu quả của vitamin K và làm tăng hiệu quả của các thuốc chống đông máu.
Dùng đồng thời vitamin E và acid acetylsalicylic có nguy cơ gây chảy máu.
Vitamin E có thể làm tăng hấp thu, sử dụng và dự trữ vitamin A.
Vitamin E liều trên 10 đvqt/kg có thể làm chậm đáp ứng của việc điều trị sắt ở trẻ em thiếu máu do thiếu sắt. Trẻ sơ sinh nhẹ cân được bổ sung sắt có thể làm tăng thiếu máu tan máu do thiếu hụt vitamin E.
Sử dụng quả thừa dầu khoáng có thể làm giảm hấp thu vitamin E
Cholestyramin, colestipol, orlistat có thể cản trở hấp thu vitamin E. Sử dụng cách nhau ít nhất 2 giờ. Vitamin E có thể làm tăng nguy cơ xuất huyết ở bệnh nhân dùng thuốc chống đông máu.
Vitamin E có thể làm tăng nguy cơ huyết khối ở bệnh nhân dùng estrogen.
Tương tác thuốc:
Vitamin E đối kháng với tác dụng của vitamin K, nên làm tăngthời gian đông máu.
Nồng độ vitamin E thấp ở người bị kém hấp thu do thuốc( như kém hấp thu khi dùng cholestyramin ).
Bảo quản
Nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp.
Nhiệt độ bảo quản dưới 30°C.
Xem thêm
Thu gọn
Reviews
Chưa có đánh giá nào cho sản phẩm này