Thuốc Befabrol là sản phẩm của Công ty Cổ phần Dược phẩm Bến Tre có thành phần chính là Ambroxol HCl có tác dụng tiêu chất nhầy đường hô hấp, dùng trong các trường hợp: Các bệnh cấp và mạn tính ở đường hô hấp có kèm tăng tiết dịch phế quản không bình thường, đặc biệt trong đợt cấp của viêm phế quản mạn, hen phế quản, viêm phế quản dạng hen.
Mô tả sản phẩm
Thành phần của Thuốc Befabrol 15mg
Thành phần
Hàm lượng
Ambroxol hydroclorid
15mg
Công dụng
Chỉ định
Siro Befabrol có tác dụng tiêu chất nhầy đường hô hấp, dùng trong các trường hợp:
Các bệnh cấp và mạn tính ở đường hô hấp có kèm tăng tiết dịch phế quản không bình thường.
Đặc biệt trong đợt cấp của viêm phế quản mạn, hen phế quản, viêm phế quản dạng hen.
Dược lực học
Ambroxol là thuốc điều hòa sự bài tiết chất nhầy loại làm tan đàm, tác dụng trên pha gel của chất nhầy bằng cách cắt đứt cầu nối disulfure của các glycoprotein và như thế làm cho sự long đàm được dễ dàng.
Dược động học
Ambroxol được hấp thu tốt qua đường tiêu hóa và đạt nồng độ tối đa trong huyết tương trong vòng 0,5 - 3 giờ sau khi uống thuốc.
Sinh khả dụng của thuốc vào khoảng 70%. Thuốc có thể tích phân bố cao chứng tỏ rằng có sự khuếch tán ngoại mạch đáng kể.
Thời gian bán hủy khoảng 7,5 giờ. Thuốc chủ yếu được đào thải qua nước tiểu với 2 chất chuyển hóa chính dưới dạng kết hợp glucuronic. Sự đào thải của hoạt chất và các chất chuyển hóa chủ yếu diễn ra ở thận.
Thuốc Befabrol 15mg Tiêu Chất Nhầy Đường Hô Hấp
Cách dùng và liều dùng
Cách dùng
Befabrol dạng siro dùng đường uống.
Liều dùng
Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: 20 ml x 2 lần/ngày, khi cải thiện 10 ml x 2 đến 3 lần/ngày.
Bệnh nhân khó thở: 20 ml x 3 lần/ngày x 2-3 ngày đầu, sau đó 20 ml x 2 lần/ngày.
Trẻ nhỏ hơn 12 tuổi dùng 2 lần/ngày với liều như sau:
Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
Làm gì khi dùng quá liều?
Trong trường hợp khẩn cấp, hãy gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.
Làm gì khi quên 1 liều?
Bổ sung liều ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu thời gian giãn cách với liều tiếp theo quá ngắn thì bỏ qua liều đã quên và tiếp tục lịch dùng thuốc. Không dùng liều gấp đôi để bù cho liều đã bị bỏ lỡ.
Tác dụng phụ
Khi sử dụng siro Befabrol thường gặp các tác dụng không mong muốn (ADR).
Có thể xảy ra hiện tượng không dung nạp thuốc (đau dạ dày, buồn nôn, tiêu chảy). Trong trường hợp này nên giảm liều.
Nhức đầu, run, co giật cơ, lo lắng, chóng mặt, mất ngủ, kích động, đánh trống ngực, thay đổi huyết áp, loạn nhịp, phát ban, ngứa, phù mạch, phản vệ, tăng men gan, rối loạn tiêu hóa.
Thông báo cho Bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
⚠️ Lưu ý
Trước khi sử dụng thuốc bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo thông tin bên dưới.
Chống chỉ định
Người bệnh đã biết quá mẫn với ambroxol.
Loét dạ dày tá tràng tiến triển.
Bệnh nhân phì đại cơ tim.
Thận trọng khi sử dụng
Cần chú ý với người bị loét đường tiêu hóa và các trường hợp ho ra máu, vì ambroxol có thể làm tan các cục đông fibrin và làm xuất huyết trở lại.
Trong thành phần có chứa natri benzoat nếu dùng thời gian dài có thể dẫn đến tích lũy natri.
Do thuốc có chứa glycerin, thận trọng với người bệnh ở tình trạng tỉnh thần lú lẫn, suy tim sung huyết, lão suy ở người cao tuổi, đái tháo đường và mất nước trầm trọng.
Thuốc có thể gây tăng đường huyết, đường niệu do có chứa sucrose nên thận trọng cho người đái tháo đường. Bệnh nhân có các vấn đề về di truyền hiếm gặp như: không dung nạp fructose, kém hấp thu glucose- galactose hoặc thiếu sucrase-isomaltase.
Thuốc có chứa sorbitol nên báo cho Thầy thuốc biết nếu bạn bị tắc ống mật hoặc suy gan nặng. Bệnh di truyền hiếm gặp không dung nạp fructose, galactose, có thể nhuận tràng nhẹ.
Sử dụng thuốc cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai và cho con bú
Các nghiên cứu trên động vật cho thấy thuốc không gây quái thai. Do còn thiếu dữ liệu ở người, nên thận trọng tránh dùng thuốc này trong thời gian có thai.
Không nên sử dụng thuốc này trong thời gian cho con bú.
Ảnh hưởng của thuốc lên khả năng lái xe và vận hành máy móc
Không ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng không đáng kể đến khả năng lái xe và vận hành máy móc.
Tương tác thuốc
Dùng ambroxol với kháng sinh (amoxicillin, cefuroxim, erythromycin, doxycyclin) làm tăng nồng độ kháng sinh trong nhu mô phổi. Chưa có báo cáo về tương tác bất lợi với các thuốc khác trên lâm sàng.
Do không có các nghiên cứu về tính tương kỵ của thuốc, không trộn lẫn thuốc này với các thuốc khác.