Quét để tải App
Quà tặng VIP
Tích & Sử dụng điểm cho khách hàng thân thiết Của Trung Sơn Pharma
Tích & Sử dụng điểm cho khách hàng thân thiết Của Trung Sơn Pharma
Ưu đãi đặc biệt
-
Đổi trả miễn phí Theo chính sách đổi trả
-
Miễn phí vận chuyển Cho hóa đơn từ 300.000đ
-
Mua lẻ với giá sỉ Giá cạnh tranh tốt nhất
-
Dược sĩ tư vấn tại chỗ Thân thiện & nhiệt tình
Sản phẩm tương tự
Bút tiêm Apidra SoloStar 100 IU/mL được sản xuất bởi Sanofi–Aventis, với thành phần chính Insulin glulisine, là thuốc dùng để điều trị đái tháo đường cho người lớn, thiếu niên và trẻ em từ 6 tuổi trở lên. Trong bút tiêm nạp sẵn là một dung dịch trong suốt, không màu, không có các hạt li ti nhìn thấy được.
Mô tả sản phẩm
Thành phần của Bút tiêm Apidra Solostar 100IU/ml
Thành phần | Hàm lượng |
---|---|
Insulin Glulisine | 100iu/ml |
Công dụng
Công dụng của Bút tiêm Apidra Solostar 100IU/ml
Chỉ định
Thuốc Apidra SoloStar được chỉ định dùng điều trị đái tháo đường cho người lớn, thiếu niên và trẻ em từ 6 tuổi trở lên.
Bút tiêm Apidra SoloStar 100 IU/mL được sản xuất bởi Sanofi–Aventis, với thành phần chính Insulin glulisine, là thuốc dùng để điều trị đái tháo đường cho người lớn, thiếu niên và trẻ em từ 6 tuổi trở lên. Trong bút tiêm nạp sẵn là một dung dịch trong suốt, không màu, không có các hạt li ti nhìn thấy được
Dược lực học
Insulin glulisine là chất tương đồng insulin người được tái tổ hợp có hoạt lực tương đương insulin người thông thường. Insulin glulisine có khởi phát tác động nhanh hơn và thời gian tác động ngắn hơn insulin người thông thường.
Hoạt tính chủ yếu của insulin và các chất tương đồng insulin, kể cả insulin glulisine, là điều hoà chuyển hoá glucose. Insulin hạ thấp nồng độ glucose trong máu bằng cách kích thích sự thu nạp glucose ở ngoại biên, đặc biệt là ở cơ vân và mỡ, và ức chế sự sản xuất glucose ở gan. Insulin ức chế sự phân giải lipid trong tế bào mỡ, ức chế sự phân giải protein và tăng cường tổng hợp protein.
Insulin ngoại sinh thường có tất cả các tác dụng dược lý của insulin nội sinh. Insulin kích thích chuyển hoá carbohydrate ở mô cơ – xương, tim và mỡ bằng cách tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình vận chuyển glucose vào trong tế bào. Mô thần kinh, hồng cầu và các tế bào ở ruột, gan và ống thận không cần insulin để vận chuyển glucose.
Ở gan, insulin tạo thuận lợi cho phosphoryl hoá glucose thành glucose-6-phosphate, chất này được chuyển thành glycogen hoặc chuyển hoá tiếp.
Insulin cũng tác dụng trực tiếp đến chuyển hoá mỡ và protein. Hormone này kích thích tạo mỡ, ức chế tiêu mỡ và giải phóng acid béo tự do từ các tế bào mỡ. Insulin cũng kích thích tổng hợp protein.
Dùng insulin với liều thích hợp cho người đái tháo đường type 1 (phụ thuộc insulin) phục hồi nhất thời khả năng chuyển hoá carbohydrate, mỡ và protein, để dự trữ glucose ở gan và để chuyển glycogen thành mỡ.
Khi insulin với liều thích hợp dùng cách đều nhau cho người đái tháo đường, nồng độ hợp lý glucose trong máu được duy trì, nước tiểu tương đối không có glucose và chất cetone, ngăn chặn được nhiễm toan đái tháo đường, hôn mê.
Tác dụng của insulin bị đối kháng bởi somatropine (hormone tăng trưởng), epinephrine, glucagon, hormone vỏ tuyến thượng thận, tuyến giáp và estrogen. Insulin kích thích kali và magnesi chuyển vào trong tế bào, do đó tạm thời làm giảm nồng độ của các ion đó.
Hoạt tính chủ yếu của insulin và các chất tương đồng insulin, kể cả insulin glulisine, là điều hoà chuyển hoá glucose. Insulin hạ thấp nồng độ glucose trong máu bằng cách kích thích sự thu nạp glucose ở ngoại biên, đặc biệt là ở cơ vân và mỡ, và ức chế sự sản xuất glucose ở gan. Insulin ức chế sự phân giải lipid trong tế bào mỡ, ức chế sự phân giải protein và tăng cường tổng hợp protein.
Insulin ngoại sinh thường có tất cả các tác dụng dược lý của insulin nội sinh. Insulin kích thích chuyển hoá carbohydrate ở mô cơ – xương, tim và mỡ bằng cách tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình vận chuyển glucose vào trong tế bào. Mô thần kinh, hồng cầu và các tế bào ở ruột, gan và ống thận không cần insulin để vận chuyển glucose.
Ở gan, insulin tạo thuận lợi cho phosphoryl hoá glucose thành glucose-6-phosphate, chất này được chuyển thành glycogen hoặc chuyển hoá tiếp.
Insulin cũng tác dụng trực tiếp đến chuyển hoá mỡ và protein. Hormone này kích thích tạo mỡ, ức chế tiêu mỡ và giải phóng acid béo tự do từ các tế bào mỡ. Insulin cũng kích thích tổng hợp protein.
Dùng insulin với liều thích hợp cho người đái tháo đường type 1 (phụ thuộc insulin) phục hồi nhất thời khả năng chuyển hoá carbohydrate, mỡ và protein, để dự trữ glucose ở gan và để chuyển glycogen thành mỡ.
Khi insulin với liều thích hợp dùng cách đều nhau cho người đái tháo đường, nồng độ hợp lý glucose trong máu được duy trì, nước tiểu tương đối không có glucose và chất cetone, ngăn chặn được nhiễm toan đái tháo đường, hôn mê.
Tác dụng của insulin bị đối kháng bởi somatropine (hormone tăng trưởng), epinephrine, glucagon, hormone vỏ tuyến thượng thận, tuyến giáp và estrogen. Insulin kích thích kali và magnesi chuyển vào trong tế bào, do đó tạm thời làm giảm nồng độ của các ion đó.
Dược động học
Trong một nghiên cứu ở 18 đối tượng nam giới bị đái tháo đường type 1, từ 21 đến 50 tuổi, insulin glulisine thể hiện tính chất tỷ lệ liều dùng khi phơi nhiễm sớm, tối đa và hoàn toàn trong khoảng liều từ 0,075 đến 0,4 đơn vị/kg.
Hấp thu
Hấp thu
Các đặc tính dược động học trên người tình nguyện khỏe mạnh và bệnh nhân đái tháo đường (type 1 hoặc 2) chứng minh rằng sự hấp thu insulin glulisine nhanh gần gấp đôi với nồng độ đỉnh cao xấp xỉ gấp đôi so với insulin người thông thường.
Khi insulin glulisine được tiêm dưới da vào thành bụng, vai và đùi, diễn biến nồng độ theo thời gian đều tương tự nhau, với sự hấp thu khi tiêm ở bụng hơi nhanh hơn so với tiêm ở đùi, còn sự hấp thu khi tiêm ở vai nằm trong khoảng giữa.
Sinh khả dụng tuyệt đối (70%) của insulin glulisine tương tự nhau giữa các vị trí tiêm và có độ biến thiên thấp trong cùng một đối tượng (hệ số biến thiên 11%).
Phân bố và thải trừ
Khi insulin glulisine được tiêm dưới da vào thành bụng, vai và đùi, diễn biến nồng độ theo thời gian đều tương tự nhau, với sự hấp thu khi tiêm ở bụng hơi nhanh hơn so với tiêm ở đùi, còn sự hấp thu khi tiêm ở vai nằm trong khoảng giữa.
Sinh khả dụng tuyệt đối (70%) của insulin glulisine tương tự nhau giữa các vị trí tiêm và có độ biến thiên thấp trong cùng một đối tượng (hệ số biến thiên 11%).
Phân bố và thải trừ
Sự phân bố và thải trừ của insulin glulisine và insulin người thông thường sau khi tiêm tĩnh mạch tương tự nhau, với thể tích phân bố theo thứ tự là 13 lít và 22 lít và thời gian bán thải là 13 và 18 phút.
Sau khi tiêm dưới da, insulin glulisine được thải trừ nhanh hơn insulin người thông thường, với thời gian bán thải biểu kiến là 42 phút so với 86 phút. Insulin glulisine ít gắn với protein huyết tương, tương tự như insulin người..
Sau khi tiêm dưới da, insulin glulisine được thải trừ nhanh hơn insulin người thông thường, với thời gian bán thải biểu kiến là 42 phút so với 86 phút. Insulin glulisine ít gắn với protein huyết tương, tương tự như insulin người..
Cách dùng
Cách dùng Bút tiêm Apidra Solostar 100IU/ml
Bút tiêm Apidra được tiêm dưới da hoặc hoặc tiêm truyền dưới da liên tục bằng bơm.
Nên tiêm thuốc Apidra Solostar dưới da ở thành bụng, đùi hoặc vai hoặc tiêm truyền liên tục ở thành bụng. Cần luân phiên thay đổi vị trí tiêm hoặc tiêm truyền ở trong một vùng tiêm (bụng, đùi hoặc vai) giữa các lần tiêm.
Tốc độ hấp thu, khởi phát và thời gian tác động có thể bị ảnh hưởng bởi vị trí tiêm, sự vận động thể lực, và các biến số khác. Tiêm dưới da ở thành bụng bảo đảm được sự hấp thu hơi nhanh hơn so với các vị trí tiêm khác.
Cần thận trọng để bảo đảm không đâm kim vào mạch máu. Sau khi tiêm, không nên xoa chỗ tiêm. Bệnh nhân cần được huấn luyện để tiêm thuốc đúng kỹ thuật.
Trộn chung các insulin: Vì không có các nghiên cứu về tính tương hợp, không được trộn chung insulin glulisine với các thuốc khác ngoại trừ insulin NPH người.
Trước khi dùng bút tiêm SoloStar, phải đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trong trong tờ hướng dẫn trong hộp thuốc.
Cách thao tác với thuốc Apidra SoloStar:
Để đề phòng lây truyền bệnh nhiễm khuẩn, mỗi bút tiêm chỉ được sử dụng cho một bệnh nhân.
Trước khi sử dụng, luôn luôn gắn một kim tiêm mới và làm test an toàn. Chỉ sử dụng loại kim tiêm tương thích với Apidra SoloStar.
Trước khi dùng bút tiêm, cần xem kỹ ngăn chứa thuốc. Chỉ sử dụng nếu dung dịch thuốc trong, không màu và không thấy những hạt li ti trong đó. Không lắc hoặc trộn chung thuốc trước khi dùng.
Phải luôn luôn dùng một bút tiêm mới nếu bệnh nhân để ý thấy việc kiểm soát đường huyết diễn biến xấu ngoài dự kiến.
Nên tiêm thuốc Apidra Solostar dưới da ở thành bụng, đùi hoặc vai hoặc tiêm truyền liên tục ở thành bụng. Cần luân phiên thay đổi vị trí tiêm hoặc tiêm truyền ở trong một vùng tiêm (bụng, đùi hoặc vai) giữa các lần tiêm.
Tốc độ hấp thu, khởi phát và thời gian tác động có thể bị ảnh hưởng bởi vị trí tiêm, sự vận động thể lực, và các biến số khác. Tiêm dưới da ở thành bụng bảo đảm được sự hấp thu hơi nhanh hơn so với các vị trí tiêm khác.
Cần thận trọng để bảo đảm không đâm kim vào mạch máu. Sau khi tiêm, không nên xoa chỗ tiêm. Bệnh nhân cần được huấn luyện để tiêm thuốc đúng kỹ thuật.
Trộn chung các insulin: Vì không có các nghiên cứu về tính tương hợp, không được trộn chung insulin glulisine với các thuốc khác ngoại trừ insulin NPH người.
Trước khi dùng bút tiêm SoloStar, phải đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trong trong tờ hướng dẫn trong hộp thuốc.
Cách thao tác với thuốc Apidra SoloStar:
Để đề phòng lây truyền bệnh nhiễm khuẩn, mỗi bút tiêm chỉ được sử dụng cho một bệnh nhân.
Trước khi sử dụng, luôn luôn gắn một kim tiêm mới và làm test an toàn. Chỉ sử dụng loại kim tiêm tương thích với Apidra SoloStar.
Trước khi dùng bút tiêm, cần xem kỹ ngăn chứa thuốc. Chỉ sử dụng nếu dung dịch thuốc trong, không màu và không thấy những hạt li ti trong đó. Không lắc hoặc trộn chung thuốc trước khi dùng.
Phải luôn luôn dùng một bút tiêm mới nếu bệnh nhân để ý thấy việc kiểm soát đường huyết diễn biến xấu ngoài dự kiến.
Liều dùng
Hàm lượng của chế phẩm này được tính bằng đơn vị. Đây là loại đơn vị dùng riêng cho insulin glulisine và không giống với đơn vị quốc tế (IU) hoặc đơn vị dùng để biểu diễn hàm lượng của các thuốc tương đồng insulin khác.
Insulin glulisine cần được tiêm trong thời gian ngắn (0 – 15 phút) trước hoặc sau bữa ăn.
Nên dùng insulin glulisine trong các phác đồ có một chất tương đồng insulin tác dụng dài hoặc trung bình hoặc insulin nền và có thể dùng với các thuốc hạ đường huyết dạng uống.
Liều dùng insulin glulisine phải được điều chỉnh cho từng người.
Suy thận
Các tính chất dược động học của insulin glulisine thường được giữ vững trên bệnh nhân suy thận. Tuy vậy, nhu cầu insulin có thể giảm khi có sự hiện diện của suy thận.
Suy gan
Các tính chất dược động học của insulin glulisine chưa được khảo sát trên bệnh nhân suy giảm chức năng gan. Trên bệnh nhân suy gan, nhu cầu insulin có thể giảm do giảm khả năng tân sinh đường và giảm chuyển hoá insulin.
Người cao tuổi
Số liệu dược động học trên bệnh nhân đái tháo đường cao tuổi còn hạn chế. Sự suy giảm chức năng thận có thể dẫn đến giảm nhu cầu insulin.
Trẻ em và thiếu niên
Không có đủ thông tin lâm sàng về việc sử dụng insulin glulisine trên trẻ em dưới 6 tuổi.
Insulin glulisine cần được tiêm trong thời gian ngắn (0 – 15 phút) trước hoặc sau bữa ăn.
Nên dùng insulin glulisine trong các phác đồ có một chất tương đồng insulin tác dụng dài hoặc trung bình hoặc insulin nền và có thể dùng với các thuốc hạ đường huyết dạng uống.
Liều dùng insulin glulisine phải được điều chỉnh cho từng người.
Suy thận
Các tính chất dược động học của insulin glulisine thường được giữ vững trên bệnh nhân suy thận. Tuy vậy, nhu cầu insulin có thể giảm khi có sự hiện diện của suy thận.
Suy gan
Các tính chất dược động học của insulin glulisine chưa được khảo sát trên bệnh nhân suy giảm chức năng gan. Trên bệnh nhân suy gan, nhu cầu insulin có thể giảm do giảm khả năng tân sinh đường và giảm chuyển hoá insulin.
Người cao tuổi
Số liệu dược động học trên bệnh nhân đái tháo đường cao tuổi còn hạn chế. Sự suy giảm chức năng thận có thể dẫn đến giảm nhu cầu insulin.
Trẻ em và thiếu niên
Không có đủ thông tin lâm sàng về việc sử dụng insulin glulisine trên trẻ em dưới 6 tuổi.
Làm gì khi dùng quá liều?
Hạ đường huyết có thể xảy ra như một hệ quả của hoạt tính insulin quá cao so với thức ăn ăn vào và sự tiêu hao năng lượng.
Có thể điều trị cơn hạ đường huyết nhẹ bằng cách cho uống glucose hoặc sản phẩm chứa đường. Do đó, bệnh nhân đái tháo đường lúc nào cũng nên mang theo một ít đường viên, kẹo, bánh qui hoặc nước trái cây có đường.
Có thể điều trị cơn hạ đường huyết nặng, khi bệnh nhân trở nên mất tri giác, bằng glucagon (0,5 – 1 mg) tiêm bắp hoặc tiêm dưới da bởi một người đã được hướng dẫn thích hợp hoặc bằng glucose tiêm tĩnh mạch. Glucose cũng được tiêm tĩnh mạch nếu bệnh nhân không đáp ứng với glucagon trong vòng 10 – 15 phút. Khi đã lấy lại tri giác, nên cho bệnh nhân dùng carbohydrate bằng đường uống để đề phòng tái phát.
Sau khi tiêm glucagon, nên theo dõi bệnh nhân trong bệnh viện để tìm lý do hạ đường huyết nặng và ngăn ngừa các cơn tương tự khác.
Có thể điều trị cơn hạ đường huyết nhẹ bằng cách cho uống glucose hoặc sản phẩm chứa đường. Do đó, bệnh nhân đái tháo đường lúc nào cũng nên mang theo một ít đường viên, kẹo, bánh qui hoặc nước trái cây có đường.
Có thể điều trị cơn hạ đường huyết nặng, khi bệnh nhân trở nên mất tri giác, bằng glucagon (0,5 – 1 mg) tiêm bắp hoặc tiêm dưới da bởi một người đã được hướng dẫn thích hợp hoặc bằng glucose tiêm tĩnh mạch. Glucose cũng được tiêm tĩnh mạch nếu bệnh nhân không đáp ứng với glucagon trong vòng 10 – 15 phút. Khi đã lấy lại tri giác, nên cho bệnh nhân dùng carbohydrate bằng đường uống để đề phòng tái phát.
Sau khi tiêm glucagon, nên theo dõi bệnh nhân trong bệnh viện để tìm lý do hạ đường huyết nặng và ngăn ngừa các cơn tương tự khác.
Làm gì khi quên 1 liều?
Nếu bạn quên một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Lưu ý rằng không nên dùng gấp đôi liều đã quy định.
Tác dụng phụ
Khi sử dụng thuốc Apidra SoloStar, bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn (ADR).
Rất thường gặp, ADR > 1/10
Chuyển hoá: Hạ đường huyết.
Rất thường gặp, ADR > 1/10
Chuyển hoá: Hạ đường huyết.
Thường gặp, 1/100 < ADR < 1/10
Da và mô dưới da: Phản ứng tại chỗ tiêm và phản ứng dị ứng tại chỗ (đỏ, sưng, ngứa tại chỗ tiêm).
Da và mô dưới da: Phản ứng tại chỗ tiêm và phản ứng dị ứng tại chỗ (đỏ, sưng, ngứa tại chỗ tiêm).
Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100
Quá mẫn: Phản ứng dị ứng toàn thân (mày đay, tức ngực, khó thở, viêm da dị ứng và ngứa, phản ứng phản vệ).
Quá mẫn: Phản ứng dị ứng toàn thân (mày đay, tức ngực, khó thở, viêm da dị ứng và ngứa, phản ứng phản vệ).
Hiếm gặp, 1/10000 < ADR < 1/1000
Da và mô dưới da: Loạn dưỡng mỡ.
Da và mô dưới da: Loạn dưỡng mỡ.
Hướng dẫn cách xử trí ADR
Các phản ứng dị ứng tại chỗ có thể xảy với bất cứ loại insulin nào và có thể xảy ra trong vòng 1 – 3 tuần sau khi bắt đầu điều trị. Các phản ứng tại chỗ thường tương đối nhẹ và thường hết trong vài ngày hoặc tuần. Kỹ thuật tiêm kém cũng góp phần vào phản ứng tại chỗ. Biểu hiện mẫn cảm tức thì thường xảy ra trong vòng 30 – 120 phút sau khi tiêm, có thể kéo dài trong vài giờ hoặc ngày và thường tự hết.
Dị ứng insulin thực sự hiếm có, biểu hiện bằng nổi mày đay toàn thân, nốt phỏng, khó thở, thở khò khè, hạ huyết áp, tim đập nhanh, vã mồ hôi, phù mạch và phản vệ. Các phản ứng này chủ yếu xảy ra khi dùng insulin ngắt quãng hoặc ở người có kháng thể kháng insulin tăng trong máu.
Nhiều trường hợp nặng đòi hỏi phải sẵn sàng cấp cứu. Người bệnh nào đã có phản ứng dị ứng nặng phải được làm test da trước khi dùng bất cứ thuốc insulin mới nào. Có thể giải mẫn cảm cho người bệnh có tiềm năng dị ứng. Vì thường hay bị dị ứng với insulin bò hoặc lợn, hoặc protamine, hoặc protein, có thể ngăn chặn các phản ứng dị ứng về sau bằng cách thay thế một insulin chứa ít protein (như các insulin tinh chế bao gồm insulin người) hoặc không chứa protamine.
Nếu có hiệu ứng Somogyi, giảm liều buổi chiều insulin tác dụng trung gian hoặc tăng bữa phụ tối. Nếu có hiện tượng bình minh, tăng liều buổi tối insulin tác dụng trung gian và/hoặc tiêm muộn (như tiêm vào lúc đi ngủ, không tiêm vào bữa chiều).
ADR phổ biến nhất của insulin là hạ glucose huyết và có thể cả hạ kali huyết. Đặc biệt chú ý đến người có nguy cơ cao như đói, có đáp ứng kém chống lại hạ glucose huyết (như người bệnh có bệnh thần kinh thực vật, suy tuyến yên hoặc thượng thận, người dùng thuốc chẹn beta) hoặc người dùng thuốc giảm kali.
Nồng độ glucose và kali huyết phải được theo dõi sát khi insulin được truyền tĩnh mạch. Thay đổi nhanh nồng độ glucose huyết có thể thúc đẩy biểu hiện hạ glucose huyết bất luận nồng độ glucose huyết là bao nhiêu.
Có thể giảm nguy cơ tiềm ẩn hạ glucose huyết muộn sau ăn do insulin tác dụng nhanh bằng thay đổi giờ ăn, số lần ăn, lượng ăn, thay đổi tập luyện, giám sát thường xuyên glucose huyết, điều chỉnh liều insulin và/hoặc chuyển sang insulin tác dụng nhanh hơn (như insulin lispro, insulin glulisine).
Hạ glucose huyết nặng và thường xuyên xảy ra là một chỉ định tuyệt đối thay đổi phác đồ điều trị. Người đái tháo đường trước khi lái xe, phải kiểm tra glucose huyết và phải có biện pháp tránh hạ glucose huyết (nguồn cung cấp glucose) trên xe.
Xử lý hạ glucose huyết: Đối với hạ glucose nhẹ, tốt nhất là cho qua miệng 10 – 20 g glucose, hoặc bất cứ thức ăn dạng carbohydrate chứa glucose như nước cam hoặc nước quả, đường, đường phèn... Liều lượng có thể lặp lại 15 phút sau nếu glucose huyết vẫn dưới 70 mg/dL (tự đo) hoặc vẫn còn triệu chứng của hạ glucose huyết. Một khi glucose huyết trở lại bình thường, nên ăn một bữa nếu gần đến giờ ăn hoặc ăn một bữa phụ.
Các phản ứng dị ứng tại chỗ có thể xảy với bất cứ loại insulin nào và có thể xảy ra trong vòng 1 – 3 tuần sau khi bắt đầu điều trị. Các phản ứng tại chỗ thường tương đối nhẹ và thường hết trong vài ngày hoặc tuần. Kỹ thuật tiêm kém cũng góp phần vào phản ứng tại chỗ. Biểu hiện mẫn cảm tức thì thường xảy ra trong vòng 30 – 120 phút sau khi tiêm, có thể kéo dài trong vài giờ hoặc ngày và thường tự hết.
Dị ứng insulin thực sự hiếm có, biểu hiện bằng nổi mày đay toàn thân, nốt phỏng, khó thở, thở khò khè, hạ huyết áp, tim đập nhanh, vã mồ hôi, phù mạch và phản vệ. Các phản ứng này chủ yếu xảy ra khi dùng insulin ngắt quãng hoặc ở người có kháng thể kháng insulin tăng trong máu.
Nhiều trường hợp nặng đòi hỏi phải sẵn sàng cấp cứu. Người bệnh nào đã có phản ứng dị ứng nặng phải được làm test da trước khi dùng bất cứ thuốc insulin mới nào. Có thể giải mẫn cảm cho người bệnh có tiềm năng dị ứng. Vì thường hay bị dị ứng với insulin bò hoặc lợn, hoặc protamine, hoặc protein, có thể ngăn chặn các phản ứng dị ứng về sau bằng cách thay thế một insulin chứa ít protein (như các insulin tinh chế bao gồm insulin người) hoặc không chứa protamine.
Nếu có hiệu ứng Somogyi, giảm liều buổi chiều insulin tác dụng trung gian hoặc tăng bữa phụ tối. Nếu có hiện tượng bình minh, tăng liều buổi tối insulin tác dụng trung gian và/hoặc tiêm muộn (như tiêm vào lúc đi ngủ, không tiêm vào bữa chiều).
ADR phổ biến nhất của insulin là hạ glucose huyết và có thể cả hạ kali huyết. Đặc biệt chú ý đến người có nguy cơ cao như đói, có đáp ứng kém chống lại hạ glucose huyết (như người bệnh có bệnh thần kinh thực vật, suy tuyến yên hoặc thượng thận, người dùng thuốc chẹn beta) hoặc người dùng thuốc giảm kali.
Nồng độ glucose và kali huyết phải được theo dõi sát khi insulin được truyền tĩnh mạch. Thay đổi nhanh nồng độ glucose huyết có thể thúc đẩy biểu hiện hạ glucose huyết bất luận nồng độ glucose huyết là bao nhiêu.
Có thể giảm nguy cơ tiềm ẩn hạ glucose huyết muộn sau ăn do insulin tác dụng nhanh bằng thay đổi giờ ăn, số lần ăn, lượng ăn, thay đổi tập luyện, giám sát thường xuyên glucose huyết, điều chỉnh liều insulin và/hoặc chuyển sang insulin tác dụng nhanh hơn (như insulin lispro, insulin glulisine).
Hạ glucose huyết nặng và thường xuyên xảy ra là một chỉ định tuyệt đối thay đổi phác đồ điều trị. Người đái tháo đường trước khi lái xe, phải kiểm tra glucose huyết và phải có biện pháp tránh hạ glucose huyết (nguồn cung cấp glucose) trên xe.
Xử lý hạ glucose huyết: Đối với hạ glucose nhẹ, tốt nhất là cho qua miệng 10 – 20 g glucose, hoặc bất cứ thức ăn dạng carbohydrate chứa glucose như nước cam hoặc nước quả, đường, đường phèn... Liều lượng có thể lặp lại 15 phút sau nếu glucose huyết vẫn dưới 70 mg/dL (tự đo) hoặc vẫn còn triệu chứng của hạ glucose huyết. Một khi glucose huyết trở lại bình thường, nên ăn một bữa nếu gần đến giờ ăn hoặc ăn một bữa phụ.
⚠️ Lưu ý
- Trước khi sử dụng thuốc bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo thông tin bên dưới
Chống chỉ định
Thuốc Apidra SoloStar chống chỉ định trong các trường hợp sau:
Quá mẫn với hoạt chất insulin hoặc với các thành phần khác của thuốc.
Hạ glucose huyết.
Quá mẫn với hoạt chất insulin hoặc với các thành phần khác của thuốc.
Hạ glucose huyết.
Thận trọng khi sử dụng
Chuyển một bệnh nhân sang dùng một loại hoặc một nhãn hiệu insulin mới cần được thực hiện dưới sự giám sát y khoa chặt chẽ. Những thay đổi về hàm lượng, nhãn hiệu (hãng sản xuất), loại (thông thường, NPH, chậm...), loài (vật) và/hoặc phương pháp sản xuất có thể làm thay đổi liều dùng. Cần điều chỉnh trị liệu thuốc viên trị đái tháo đường dùng chung.
Sử dụng không đủ liều hoặc ngưng điều trị, đặc biệt là trên bệnh nhân đái tháo đường phụ thuộc insulin, có thể dẫn đến tăng đường huyết và nhiễm toan–keton đái tháo đường, những tình trạng có tiềm năng tử vong.
Chuyển bệnh nhân sang dùng một loại hoặc một nhãn hiệu insulin mới cần được thực hiện dưới sự giám sát y khoa chặt chẽ và có thể cần phải thay đổi liều lượng.
Hạ đường huyết
Thời gian xuất hiện hạ đường huyết tuỳ thuộc đặc tính tác động của insulin được dùng, do vậy sẽ thay đổi khi phác đồ điều trị thay đổi.
Những tình trạng làm cho các triệu chứng cảnh báo sớm của hạ đường huyết khác đi hoặc kém rõ ràng hơn bao gồm bệnh đái tháo đường lâu ngày, liệu pháp insulin tăng cường, bệnh lý thần kinh đái tháo đường, dùng thuốc như thuốc chẹn beta hoặc sau khi chuyển từ insulin nguồn gốc động vật sang dùng insulin người. Cũng cần phải chỉnh liều nếu bệnh nhân tăng hoạt động thể lực hoặc thay đổi kế hoạch ăn uống thường lệ. Vận động thể lực ngay sau bữa ăn có thể làm tăng nguy cơ hạ đường huyết.
Nếu hạ đường huyết xảy ra sau khi tiêm insulin tương tự tác dụng nhanh, nó có thể xảy ra sớm hơn khi so sánh với insulin người loại hoà tan.
Các phản ứng hạ đường huyết hoặc tăng đường huyết, nếu không được điều trị, có thể gây mất tri giác, hôn mê hoặc tử vong.
Nhu cầu insulin có thể thay đổi trong khi đau ốm hoặc có các rối loạn tâm lý.
Sử dụng không đủ liều hoặc ngưng điều trị, đặc biệt là trên bệnh nhân đái tháo đường phụ thuộc insulin, có thể dẫn đến tăng đường huyết và nhiễm toan–keton đái tháo đường, những tình trạng có tiềm năng tử vong.
Chuyển bệnh nhân sang dùng một loại hoặc một nhãn hiệu insulin mới cần được thực hiện dưới sự giám sát y khoa chặt chẽ và có thể cần phải thay đổi liều lượng.
Hạ đường huyết
Thời gian xuất hiện hạ đường huyết tuỳ thuộc đặc tính tác động của insulin được dùng, do vậy sẽ thay đổi khi phác đồ điều trị thay đổi.
Những tình trạng làm cho các triệu chứng cảnh báo sớm của hạ đường huyết khác đi hoặc kém rõ ràng hơn bao gồm bệnh đái tháo đường lâu ngày, liệu pháp insulin tăng cường, bệnh lý thần kinh đái tháo đường, dùng thuốc như thuốc chẹn beta hoặc sau khi chuyển từ insulin nguồn gốc động vật sang dùng insulin người. Cũng cần phải chỉnh liều nếu bệnh nhân tăng hoạt động thể lực hoặc thay đổi kế hoạch ăn uống thường lệ. Vận động thể lực ngay sau bữa ăn có thể làm tăng nguy cơ hạ đường huyết.
Nếu hạ đường huyết xảy ra sau khi tiêm insulin tương tự tác dụng nhanh, nó có thể xảy ra sớm hơn khi so sánh với insulin người loại hoà tan.
Các phản ứng hạ đường huyết hoặc tăng đường huyết, nếu không được điều trị, có thể gây mất tri giác, hôn mê hoặc tử vong.
Nhu cầu insulin có thể thay đổi trong khi đau ốm hoặc có các rối loạn tâm lý.
Khả năng lái xe và vận hành máy móc
Khả năng tập trung và phản ứng của bệnh nhân có thể suy giảm do hệ quả của hạ đường huyết hoặc tăng đường huyết hoặc có thể do suy giảm thị lực chẳng hạn. Đây sẽ là một nguy cơ trong các tình huống mà những khả năng này đóng vai trò quan trọng (ví dụ: Lái xe hoặc vận hành máy).
Thời kỳ mang thai
Phân loại thuốc dùng cho phụ nữ có thai theo Cục quản lý Dược phẩm Úc (TGA): B3.
Phân loại thuốc dùng cho phụ nữ có thai theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA): C.
Không có đủ dữ liệu về việc sử dụng insulin glulisine trên phụ nữ có thai.
Những nghiên cứu sinh sản trên động vật không phát hiện thấy bất cứ sự khác biệt nào giữa insulin glulisine và insulin người trên phụ nữ có thai, sự phát triển phôi/thai, sự sinh đẻ hoặc sự phát triển sau sinh.
Cần thận trọng khi kê toa cho phụ nữ có thai. Phải theo dõi kỹ việc kiểm soát glucose.
Điều quan trọng đối với bệnh nhân bị đái tháo đường từ trước hoặc đái tháo đường khi có thai là duy trì việc kiểm soát tốt chuyển hoá trong suốt thai kỳ. Nhu cầu insulin có thể giảm trong ba tháng đầu và thường tăng trong ba tháng giữa và ba tháng cuối thai kỳ. Ngay sau khi sinh, nhu cầu insulin giảm nhanh.
Thời kỳ cho con bú
Không rõ insulin glulisine có được tiết vào sữa mẹ hay không, nhưng nói chung insulin không đi vào sữa mẹ và không được hấp thu qua đường miệng.
Phụ nữ cho con bú cần chỉnh liều insulin và điều chỉnh chế độ ăn.
Thời kỳ mang thai
Phân loại thuốc dùng cho phụ nữ có thai theo Cục quản lý Dược phẩm Úc (TGA): B3.
Phân loại thuốc dùng cho phụ nữ có thai theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA): C.
Không có đủ dữ liệu về việc sử dụng insulin glulisine trên phụ nữ có thai.
Những nghiên cứu sinh sản trên động vật không phát hiện thấy bất cứ sự khác biệt nào giữa insulin glulisine và insulin người trên phụ nữ có thai, sự phát triển phôi/thai, sự sinh đẻ hoặc sự phát triển sau sinh.
Cần thận trọng khi kê toa cho phụ nữ có thai. Phải theo dõi kỹ việc kiểm soát glucose.
Điều quan trọng đối với bệnh nhân bị đái tháo đường từ trước hoặc đái tháo đường khi có thai là duy trì việc kiểm soát tốt chuyển hoá trong suốt thai kỳ. Nhu cầu insulin có thể giảm trong ba tháng đầu và thường tăng trong ba tháng giữa và ba tháng cuối thai kỳ. Ngay sau khi sinh, nhu cầu insulin giảm nhanh.
Thời kỳ cho con bú
Không rõ insulin glulisine có được tiết vào sữa mẹ hay không, nhưng nói chung insulin không đi vào sữa mẹ và không được hấp thu qua đường miệng.
Phụ nữ cho con bú cần chỉnh liều insulin và điều chỉnh chế độ ăn.
Tương tác thuốc
Chưa có các nghiên cứu về tương tác dược động học. Dựa trên sự hiểu biết qua kinh nghiệm với những dược phẩm tương tự, ít có khả năng xảy ra những tương tác dược động học có ý nghĩa lâm sàng.
Có một số chất ảnh hưởng sự chuyển hoá glucose và có thể phải cần chỉnh liều insulin glulisine và đặc biệt phải theo dõi sát.
Các chất tăng cường tác dụng hạ thấp glucose trong máu bao gồm: Thuốc trị đái tháo đường dạng uống, thuốc ức chế enzyme chuyển đổi angiotensin (ACEI), disopyramide, fibrate, fluoxetine, thuốc ức chế monoamine oxidase (MAOI), pentoxifylline, propoxyphene, salicylate và các kháng sinh sulfonamide.
Các chất làm giảm tác dụng hạ thấp glucose trong máu bao gồm: Corticosteroid, danazol, diazoxide, thuốc lợi tiểu, glucagon, isoniazid, các dẫn chất phenothiazine, somatropine, thuốc cường giao cảm (ví dụ: Epinephrine [adrenaline], salbutamol, terbutaline), hormone giáp, estrogen, progestin (ví dụ: Thuốc viên tránh thai), thuốc ức chế protease, các thuốc chống loạn thần không điển hình (ví dụ: Olanzapine và clozapine).
Thuốc chẹn beta, clonidine, muối lithium hoặc rượu có thể tăng cường hoặc làm giảm tác dụng hạ glucose trong máu của insulin. Pentamidine có thể gây hạ đường huyết, rồi tiếp đó đôi khi là tăng đường huyết.
Có một số chất ảnh hưởng sự chuyển hoá glucose và có thể phải cần chỉnh liều insulin glulisine và đặc biệt phải theo dõi sát.
Các chất tăng cường tác dụng hạ thấp glucose trong máu bao gồm: Thuốc trị đái tháo đường dạng uống, thuốc ức chế enzyme chuyển đổi angiotensin (ACEI), disopyramide, fibrate, fluoxetine, thuốc ức chế monoamine oxidase (MAOI), pentoxifylline, propoxyphene, salicylate và các kháng sinh sulfonamide.
Các chất làm giảm tác dụng hạ thấp glucose trong máu bao gồm: Corticosteroid, danazol, diazoxide, thuốc lợi tiểu, glucagon, isoniazid, các dẫn chất phenothiazine, somatropine, thuốc cường giao cảm (ví dụ: Epinephrine [adrenaline], salbutamol, terbutaline), hormone giáp, estrogen, progestin (ví dụ: Thuốc viên tránh thai), thuốc ức chế protease, các thuốc chống loạn thần không điển hình (ví dụ: Olanzapine và clozapine).
Thuốc chẹn beta, clonidine, muối lithium hoặc rượu có thể tăng cường hoặc làm giảm tác dụng hạ glucose trong máu của insulin. Pentamidine có thể gây hạ đường huyết, rồi tiếp đó đôi khi là tăng đường huyết.
Bảo quản
Bút tiêm chưa dùng
Bảo quản trong tủ lạnh (2 – 8°C). Không được để đông lạnh. Không đặt insulin glulisine sát với ngăn đá hoặc vỉ nước đá.
Giữ nguyên bút tiêm nạp sẵn trong hộp của nó để tránh ánh sáng.
Trước khi dùng lần đầu, phải để bút tiêm ở nhiệt độ phòng trong 1 – 2 giờ.
Hạn dùng sau khi mở nắp bút lần đầu: Sản phẩm có thể bảo quản tối đa là 4 tuần ở nhiệt độ không quá 25°C, tránh sức nóng hoặc ánh sáng trực tiếp. Không được bảo quản bút tiêm đang dùng trong tủ lạnh. Sau mỗi lần tiêm phải đậy nắp bút để bảo vệ tránh ánh sáng.
Bảo quản trong tủ lạnh (2 – 8°C). Không được để đông lạnh. Không đặt insulin glulisine sát với ngăn đá hoặc vỉ nước đá.
Giữ nguyên bút tiêm nạp sẵn trong hộp của nó để tránh ánh sáng.
Trước khi dùng lần đầu, phải để bút tiêm ở nhiệt độ phòng trong 1 – 2 giờ.
Hạn dùng sau khi mở nắp bút lần đầu: Sản phẩm có thể bảo quản tối đa là 4 tuần ở nhiệt độ không quá 25°C, tránh sức nóng hoặc ánh sáng trực tiếp. Không được bảo quản bút tiêm đang dùng trong tủ lạnh. Sau mỗi lần tiêm phải đậy nắp bút để bảo vệ tránh ánh sáng.
Xem thêm
Thu gọn
Reviews
Chưa có đánh giá nào cho sản phẩm này