Tích & Sử dụng điểm cho khách hàng thân thiết Của Trung Sơn Pharma
-
Đổi trả miễn phí Theo chính sách đổi trả
-
Miễn phí vận chuyển Cho hóa đơn từ 300.000đ
-
Mua lẻ với giá sỉ Giá cạnh tranh tốt nhất
-
Dược sĩ tư vấn tại chỗ Thân thiện & nhiệt tình
Sản phẩm tương tự
Thành phẩn
Furosemid 40mg
Tá dược: Tinh bột ngô, Lactose, Natri starch glycolat, Magnesi stearat vđ 1 viên
Công dụng
Thuốc Agifuros 40mg được dùng trong các trường hợp sau:
Phù phổi cấp;
Phù do tim, gan, thận và các loại phù khác;
Tăng huyết áp khi có tổn thương thận;
Tăng calci huyết.
Dược lực học
Furosemid là thuốc lợi tiểu dẫn chất sulfonamid thuộc nhóm tác dụng mạnh, nhanh, phụ thuộc liều lượng. Thuốc tác dụng ở nhánh lên của quai Henle, vì vậy được xếp vào nhóm thuốc lợi tiểu quai. Cơ chế tác dụng chủ yếu của Furosemid là ức chế hệ thống đồng vận chuyển Na+, K+, 2CI- ở đoạn dày của nhánh lên quai Henle, làm tăng thải trừ những chất điện giải này kèm theo tăng bài xuất nước. Cũng có sự tăng đào thải Ca++ và Mg++.
Tác dụng lợi tiểu của thuốc mạnh, do đó kéo theo tác dụng hạ huyết áp, nhưng thường yếu. Ở người bệnh phù phổi, Furosemid gây tăng thể tích tĩnh mạch, do đó làm giảm huyết áp tiền gánh cho thất trái trước khi thấy rõ tác dụng lợi tiểu.
Dược động học
Hấp thu
Furosemid hấp thu tốt qua đường uống, tác dụng lợi tiểu xuất hiện nhanh sau 1/2 giờ, đạt nồng độ tối đa sau 1 - 2 giờ và duy trì tác dụng từ 4 - 6 giờ. Tác dụng chống tăng huyết áp kéo dài hơn. Với người bệnh phù nặng, khả dụng sinh học của thuốc giảm, có thể do ảnh hưởng trực tiếp của việc giảm hấp thu đường tiêu hóa. Sự hấp thu của Furosemid có thể kéo dài và có thể giảm bởi thức ăn.
Phân bố
Tới 99 % Furosemid gắn vào albumin huyết tương. Phần Furosemid tự do (không gắn) cao hơn ở người bị bệnh tim, suy thận và xơ gan.
Furosemid qua được hàng rào nhau thai và phân phối vào trong sữa mẹ.
Chuyển hóa, thải trừ
Furosemid được thải trừ chủ yếu qua nước tiểu, phần lớn dưới dạng không chuyển hóa. Nửa đời thải trừ từ 30 phút đến 120 phút ở người bình thường, kéo dài ở trẻ sơ sinh và bệnh nhân suy gan, thận.
Cách dùng
Dùng đường uống
Liều dùng
Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi:
Điều trị phù:
- Liều uống bắt đầu thường dùng là 40mg/ngày.
- Điều chỉnh liều nếu thấy cần thiết tùy theo đáp ứng. Trường hợp phù nhẹ có thể dùng liều 20mg/ngày hoặc 40mg cách nhật.
- Một vài trường hợp có thể tăng liều lên 80mg hoặc hơn nữa, chia làm 1 hoặc 2 lần trong ngày.
- Trường hợp nặng, có thể phải dò liều tăng dần lên tới 600mg/ngày.
Điều trị tăng huyết áp:
- Furosemid không phải là thuốc chính để điều tri bệnh tăng huyết áp và có thể phổi hợp với các thuốc chống tăng huyết áp khác để điều trị tăng huyết áp ở người có tổn thương thận.
- Liều dùng đường uống là 40 - 80mg/ngày, dùng đơn độc hoặc phối hợp với các thuốc hạ huyết áp khác.
Điều trị tăng calci máu:
- Uống 120mg/ngày, uống 1 lần hoặc chia làm 2 hoặc 3 liều nhỏ.
Trẻ em dưới 12 tuổi:
Liều dùng tính theo cân nặng của trẻ, vì vậy nên chọn dạng bào chế thích hợp cho trẻ em.
Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
Làm gì khi dùng quá liều?
Triệu chứng: Mất cân bằng nước và điện giải bao gồm đau đầu, yếu cơ, chuột rút, khát nước, huyết áp tụt, chán ăn, mạch nhanh.
Xử trí: Bù lại lượng nước và điện giải đã mất.
Làm gì khi quên 1 liều?
Bổ sung liều ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu thời gian giãn cách với liều tiếp theo quá ngắn thì bỏ qua liều đã quên và tiếp tục lịch dùng thuốc. Không dùng liều gấp đôi để bù cho liều đã bị bỏ lỡ.
Tác dụng phụ
Rất thường gặp, ADR > 1/10
Rối loạn mạch máu: Hạ huyết áp (có thể biểu hiện các dấu hiệu và triệu chứng như choáng váng, cảm giác áp lực trong đầu, nhức đầu, buồn ngủ, suy nhược, rối loạn thị lực, khô miệng).
Rối loạn thận và tiết niệu: Bệnh nhiễm calci thận (nephrocalcinosis) ở trẻ em.
Thường gặp, ADR > 1/100
Tuần hoàn: Giảm thể tích máu trong trường hợp liệu pháp điều trị liều cao. Hạ huyết áp thế đứng.
Rối loạn dinh dưỡng và chuyển hóa: Mất cân bằng nước và điện giải bao gồm giảm kali huyết, giảm natri huyết, giảm magie huyết, giảm calci huyết, nhiễm kiềm, giảm clor huyết.
Xét nghiệm: Creatinin tăng, ure trong máu tăng.
Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100
Rối loạn tiêu hóa: Khô miệng, khát nước, buồn nôn, nôn, rối loạn nhu động ruột, tiêu chảy, táo bón.
Rối loạn dinh dưỡng và chuyển hóa: Tăng acid uric huyết và bệnh gút, giảm HDL-cholesterol, tăng LDL-cholesterol, tăng triglycerid trong máu; tăng đường huyết.
Rối loạn máu và hệ bạch huyết: Thiếu máu bất sản.
Rối loạn mắt: Rối loạn thị giác, nhìn mờ, nhìn màu vàng.
Rối loạn tai và mê cung: Điếc (đôi khi không thể đảo ngược).
Rối loạn tim: Loạn nhịp tim.
Rối loạn cơ xương khớp và mô liên kết: Đau cơ, yếu cơ.
Rối loạn thận và tiết niệu: Giảm tiểu nhiều, tiểu không tự chủ, tắc nghẽn đường tiểu (ở bệnh nhân tăng sản tuyến tiền liệt, bàng quang không có khả năng để trống, niệu đạo hẹp không xác định).
Rối loạn chung: Mệt mỏi.
Hiếm gặp, ADR < 1/1000
Rối loạn da và mô dưới da: Ban da, dị cảm, mày đay, ngứa, ban xuất huyết, viêm da tróc vảy, phản ứng mẫn cảm với ánh sáng (có thể nghiêm trọng).
Rối loạn máu và hệ bạch huyết: Ức chế tủy xương, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, mất bạch cầu hạt, thiếu máu.
Rối loạn mạch máu: Viêm mạch, huyết khối, sốc.
Rối loạn dinh dưỡng và chuyển hóa: Tăng glucose huyết, glucose niệu (có thể ít hơn lợi niệu thiazid).
Rối loạn tai và mê cung: Ù tai, giảm thính lực, điếc (nhất là khi dùng thuốc ngoài đường tiêu hóa với liều cao, tốc độ nhanh). Điếc có thể không hồi phục, đặc biệt ở bệnh nhân dùng cùng các thuốc khác cũng có độc tính với tai.
Rối loạn hệ thần kinh: Dị cảm, lú lẫn, đau đầu.
Rối loạn tiêu hóa: Viêm tụy cấp tính (trong điều trị lợi tiểu lâu dài, bao gồm Furosemid).
Rối loạn gan mật: Ứ mật trong gan (vàng da), chức năng gan bất thường.
Rối loạn thận và tiết niệu: Suy thận cấp.
Rối loạn chung: Mệt mỏi, sốt, phản vệ nặng hoặc phản ứng phản vệ.
Xét nghiệm: Transaminase tăng.
Rất hiếm, ADR < 1/10000
Rối loạn máu và hệ bạch huyết: Thiếu máu tan máu, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu.
Rối loạn dinh dưỡng và chuyển hóa: Co cứng cơ.
Rối loạn thận và tiết niệu: Viêm thận kẽ.
Cách xử trí ADR
Kiểm tra thường xuyên điện giải đồ. Bổ sung kali hoặc dùng kèm với thuốc lợi tiểu giữ kali khi người bệnh có nguy cơ cao hạ kali huyết.
Giảm liều hoặc ngừng điều trị nếu ADR ở mức độ trung bình hoặc nặng.
Lưu ý: Trước khi sử dụng thuốc bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo thông tin bên dưới.
Chống chỉ định
Thuốc không dùng trong các trường hợp sau:
Mẫn cảm với Furosemid và với các dẫn chất sulfonamid, ví dụ như sulfamid chữa đái tháo đường cũng như với bất kỳ thành phần nào của thuốc;
Rối loạn điện giải (hạ natri máu nặng, hạ kali máu nặng, giảm thể tích máu), mất nước hoặc tụt huyết áp.
Tình trạng tiền hôn mê gan, hôn mê gan kèm xơ gan.
Vô niệu hoặc suy thận do các thuốc gây độc đối với thận hoặc gan.
Bệnh Addison.
Nhiễm độc digitalis.
Phụ nữ cho con bú.
Thận trọng khi sử dụng
Những tình trạng cần điều trị trước khi dùng Furosemid:
- Hạ huyết áp.
- Giảm thể tích máu.
- Rối loạn điện giải nặng - đặc biệt là hạ kali máu, hạ natri máu và rối loạn acid-base.
Tình trạng cần điều chỉnh liều lượng: Bệnh nhân giảm protein huyết ví dụ như hội chứng thận hư cần chỉnh liều cẩn thận (giảm tác dụng furosemid, tăng nguy cơ độc tính trên tai).
Các trường hợp cần thận trọng:
- Suy giảm chức năng gan.
- Suy giảm chức năng thận và hội chứng gan-thận.
- Đái tháo đường.
- Người bệnh cao tuổi.
- Người bệnh phì đại tuyến tiền liệt hoặc tiểu khó vì có thể thúc đẩy bí tiểu tiện cấp.
-Người bệnh gút (tăng nguy cơ tăng acid uric trong máu).
- Người bệnh có nguy cơ hạ huyết áp.
Yêu cầu giám sát lâm sàng:
- Loạn tạo máu, nếu xảy ra, dừng Furosemid ngay.
- Tổn thương gan.
- Phản ứng có tính đặc hiệu của Furosemid.
Yêu cầu giám sát các chỉ số xét nghiệm:
- Theo dõi các chất điện giải, đặc biệt là kali và natri.
- Chức năng thận: Xét nghiệm BUN (Blood urea nitrogen) thường xuyên trong vài tháng đầu điều trị, sau đó kiểm tra định kỳ. Nồng độ creatinin và urê trong máu có xu hướng tăng trong khi điều trị.
- Cholesterol và triglycerid trong máu có thể tăng lên nhưng thường trở về bình thường trong vòng 6 tháng kể từ lúc bắt đầu dùng Furosemid.
- Nên ngưng Furosemid trước khi xét nghiệm glucose.
Thuốc này chứa lactose: Bệnh nhân có vấn đề di truyền hiếm gặp về không dung nạp galactose, thiếu enzyme Lapp lactase hoặc kém hấp thu glucose-galactose không nên dùng thuốc này.
Khả năng lái xe và vận hành máy móc
Chưa có thông tin về ảnh hưởng của thuốc trên người lái xe và vận hành máy móc, tuy nhiên, nên thận trọng vì trong thời gian uống thuốc có thể gặp tác dụng phụ: Đau đầu, tụt huyết áp và chuột rút. Thuốc có thể giảm sự tỉnh táo, làm giảm khả năng lái xe và vận hành máy móc.
Thời kỳ mang thai
Thiazid, các thuốc lợi tiểu dẫn chất thiazid và các thuốc lợi tiểu quai đều qua hàng rào nhau thai vào thai nhi và gây rối loạn nước và chất điện giải cho thai nhi. Với thiazid và dẫn chất nhiều trường hợp giảm tiểu cầu ở trẻ sơ sinh đã được thông báo. Nguy cơ này cũng xuất hiện sau khi sử dụng thuốc lợi tiểu quai như Furosemid và bumetamid. Furosemid chỉ nên được sử dụng trong thời kỳ mang thai khi lợi ích vượt trội nguy cơ.
Thời kỳ cho con bú
Dùng Furosemid trọng thời kỳ cho con bú có nguy cơ ức chế bài tiết sữa. Furosemid không được khuyến cáo sử dụng trong thời kỳ cho con bú.
Tương tác thuốc
Các thuốc hạ huyết áp: Làm tăng tác dụng hạ huyết áp. Nếu phối hợp cần điều chỉnh liều. Đặc biệt khi phối hợp với thuốc ức chế enzym chuyển angiotensin, huyết áp có thể giảm nặng.
Thuốc chữa loạn nhịp tim (bao gồm amiodaron, disopyramide, flecanaide và sotalol): Nguy cơ nhiễm độc tim (hạ kali máu do Furosemid gây ra). Tác dụng của lidocain, tocainide hoặc mexiletin có thể bị đối kháng bởi Furosemid.
Thuốc liên quan đến QT kéo dài: Độc tính tim có thể tăng lên do Furosemid gây hạ kali máu hoặc hạ magnesi máu.
Glycosid tim: Làm tăng độc tính của glycosid trên tim do Furosemid làm hạ kali huyết. Cần theo dõi kali huyết và điện tâm đồ.
Thuốc giãn mạch: Tăng cường tác dụng hạ huyết áp với moxisylyte (thymoxamin) hoặc hydralazin.
Thuốc ức chế renin: Aliskiren giảm nồng độ trong huyết tương của Furosemid.
Các thuốc nhóm nitrat: Nâng cao hiệu quả hạ huyết áp.
Các thuốc lợi niệu khác: Làm tăng tác dụng của Furosemid, gia tăng nguy cơ hạ kali máu với thiazid. Các thuốc lợi niệu giữ kali có thể làm giảm sự mất kali khi dùng Furosemid (có lợi).
Kháng sinh: Cephalosporin làm tăng độc tính với thận, aminoglycosid làm tăng độc tính với tai và thận; polymyxins và vancomycin làm tăng độc tính với tai. Furosemid có thể làm giảm nồng độ trong huyết thanh của vancomycin sau khi phẫu thuật tim.
Thuốc trị nấm: Tăng nguy cơ hạ kali máu với amphotericin.
Muối lithi: Làm tăng nồng độ lithi trong máu, có thể gây độc. Nên tránh dùng nếu không theo dõi được nồng độ lithi huyết chặt chẽ.
Thuốc chống viêm không steroid: Làm tăng nguy cơ độc với thận, giảm tác dụng lợi tiểu. Indometacin và ketorolac có thể vô hiệu hóa sự ảnh hưởng của Furosemid. Ở những bệnh nhân bị mất nước hoặc giảm thể tích máu, kháng viêm không steroid có thể gây suy thận cấp.
Corticosteroid: Tăng nguy cơ giảm kali huyết, đối kháng với tác dụng lợi tiểu.
Salicylat: Hiệu quả có thể được tăng cường bởi các Furosemid.
Các thuốc chữa đái tháo đường: Làm giảm tác dụng hạ glucose huyết của thuốc chữa đái tháo đường, cần theo dõi và điều chỉnh liều.
Thuốc giãn cơ không khử cực: Làm tăng tác dụng giãn cơ.
Thuốc chống đông máu: Làm tăng tác dụng chống đông.
Sucralfat: Có thể làm giảm sự hấp thu đường ruột của Furosemid, 2 thuốc này nên uống cách ít nhất 2 giờ.
Cholestyramin, colestipol: Giảm sự hấp thụ của Furosemid, 2 thuốc này nên uống cách 2-3 giờ.
Cisplatin: Làm tăng độc tính với tai và thận.
Thuốc chống động kinh: Phenytoin làm giảm tác dụng của Furosemid, carbamazepin làm giảm natri huyết.
Thuốc chống loạn thần: Furosemid gây hạ kali máu tăng nguy cơ độc tính trên tim. Tránh sử dụng đồng thời với pimozid. Gia tăng nguy cơ loạn nhịp thất với amisulprid hoặc sertindole. Tăng cường hiệu quả hạ huyết áp với phenothiazin.
Thuốc chống trầm cảm: Nâng cao hiệu quả hạ huyết áp vơi IMAO. Gia tăng nguy cơ hạ huyết áp tư thế với thuốc chống trầm cảm ba vòng (tricyclic antidepressants). Có thể tăng nguy cơ hạ kali máu với reboxetine.
Cloral Hydrat: Gây hội chứng đỏ bừng mặt, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, toát mồ hôi.
Probenecid: Làm giảm thanh thải qua thận của Furosemid và giảm tác dụng lợi niệu.
Thuốc ức chế thần kinh trung ương (clopromazin, diazepam, clonazepam, halothan, ketamin): Tăng tác dụng giảm huyết áp.
Chất kích thích thần kinh trung ương (CNS) (thuốc dùng điều trị ADHD): Hạ kali máu làm tăng nguy cơ loạn nhịp thất.
Levodopa: Nâng cao hiệu quả hạ huyết áp với levodopa.
Aldesleukin: Nâng cao hiệu quả hạ huyết áp với aldesleukin.
Oestrogen và progestogen: Đối kháng tác dụng lợi tiểu.
Prostaglandin: Nâng cao hiệu quả hạ huyết áp với alprostadil.
Chất giao cảm: Tăng nguy cơ hạ kali máu với liều lượng cao của chất giao cảm beta2 (như bambuterol, femoterol, salbutamol, salmeterol và terbutalin).
Theophyllin: Nâng cao hiệu quả hạ huyết áp.
Thuốc gây mê: Thuốc gây mê tổng quát có thể làm tăng tác dụng hạ huyết áp của Furosemid. Tác dụng của nhựa cây độc (curare) có thể được tăng cường bằng Furosemid.
Rượu: Nâng cao hiệu quả hạ huyết áp.
Thuốc nhuận tràng: Làm tăng nguy cơ mất kali.
Cam thảo: Lượng dư thừa có thể làm tăng nguy cơ hạ kali máu
Bảo quản
Để nơi thoáng mát, tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 30⁰C"
Xem thêm
Thu gọn
Reviews
Chưa có đánh giá nào cho sản phẩm này