Tích & Sử dụng điểm cho khách hàng thân thiết Của Trung Sơn Pharma
-
Đổi trả miễn phí Theo chính sách đổi trả
-
Miễn phí vận chuyển Cho hóa đơn từ 300.000đ
-
Mua lẻ với giá sỉ Giá cạnh tranh tốt nhất
-
Dược sĩ tư vấn tại chỗ Thân thiện & nhiệt tình
Sản phẩm tương tự
Thành phần
Thành phần cho 1 lọ bột đông khô
Pantoprazol (dưới dạng Pantoprazol natri sesquihydrat) ......40 mg
Tá dược vừa đủ: ..............1 lọ
Thành phần cho 1ống dung môi
Natri clorid ...............0,09 g
Nước cất pha tiêm vừa đủ.....10 ml.
Công dụng
Chỉ định :
Thuốc Comenazol có công dụng trong điều trị các bệnh lý cụ thể như sau:
Bệnh trào ngược dạ dày – thực quản.
Bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng.
Hội chứng Zollinger-Ellison và những trường hợp tăng tiết acid bệnh lý khác.
Dược lực học
Hoạt chất Pantoprazol là chất ức chế chọn lọc bơm proton; về cấu trúc hóa học đây là dẫn xuất của benzimidazol.
Dược động học
Khả năng hấp thu: Hoạt chất Pantoprazol được hấp thu nhanh chóng qua đường tiêu hoá, nhưng thay đổi tùy theo liều dùng và độ pH của dạ dày. Sinh khả dụng đường uống có thể lên đến 70% nếu dùng lặp lại.
Khả năng phân bố: Hoạt chất Pantoprazol có khả năng gắn mạnh vào protein huyết tương.
Khả năng chuyển hoá: Thuốc được chuyển hoá ở gan.
Khả năng thải trừ: Thuốc thải trừ qua thận 80%, thời gian bán thải trung bình khoảng 30 đến 90 phút.
Cách dùng
Tiêm tĩnh mạch: Pha lọ bột đông khô pha tiêm 40mg với 10 ml dung dịch NaCl 0,9% tiêm tĩnh mạch chậm trong thời gian ít nhất 2 phút.
Truyền tĩnh mạch: Pha lọ bột đông khô pha tiêm 40mg với 100ml dung dịch NaCl 0,9%, hoặc dextran 5% hoặc dung dịch Ringer Lactat. Dung dịch pha nên được tiêm truyền tĩnh mạch trong thời gian khoảng 15 phút.
Dung dịch đã pha không nên pha trộn hoặc sử dụng chung bộ dây truyền dịch với các thuốc khác.
Dung dịch thuốc nên được sử dụng trong 12 giờ sau khi pha và tốt nhất dùng ngay sau khi pha để đảm bảo về mặt vi sinh.
Nên dùng nửa thể tích pha tiêm nếu chỉ cần dùng 20mg, bỏ đi phần dung dịch không sử dụng.
Liều dùng:
Liều dùng điều trị viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày - thực quản nặng: mỗi ngày 1 lần 40 mg.
Đối với người bị bệnh suy gan nặng: giảm liều hoặc dùng cách ngày. Liều dùng tối đa 20 mg/ ngày hoặc 2 ngày dùng 1 lần với liều 40 mg.
Đối với người bị suy thận: không cần điều chỉnh liều điều trị.
Đối với trẻ em: không nên sử dụng loại thuốc này vì độ an toàn và hiệu quả chưa xác định
Thời gian điều trị qua đường tĩnh mạch thường ngắn và bác sĩ sẽ chỉ định chuyển sang dùng đường uống ngay khi có thể được.
Làm gì khi dùng quá liều?
Khi dùng với liều nhiều hơn chỉ định có thể gây ra tình trạng giãn mạch, đau nhức đầu, ngủ gà, lú lẫn, nhìn mờ, đau bụng, buồn nôn, nôn mửa, rối loạn nhịp tim,...Bạn cần chủ động thông báo ngay với bác sĩ điều trị nếu xảy ra quá liều để được theo dõi và xử trí phù hợp.
Làm gì khi quên 1 liều?
Thuốc Comenazol được sử dụng với sự giám sát của các nhân viên y tế có trình độ chuyên môn. Do đó, hầu như không xảy ra tình trạng quên liều.
Tác dụng phụ
Bên cạnh các tác dụng điều trị bệnh của thuốc, trong quá trình điều trị bằng thuốc Comenazol cũng có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn.
Các tác dụng phụ không mong muốn xảy ra bao gồm:
Tác dụng phụ thường gặp: mệt mỏi, ban, khô miệng, mày đay, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa, đau nhức đầu, đau mỏi các cơ, rối loạn tiêu hóa, táo bón, tiêu chảy, đau khớp.
Tác dụng phụ ít gặp như suy nhược cơ thể, choáng váng, mất ngủ, tăng enzym gan, ngứa ngáy trên da.
Tác dụng phụ hiếm gặp như nhìn mờ, toát mồ hôi, rối loạn tâm thần, ảo giác, kích động, liệt dương, đái máu, viêm gan.
Trên đây không phải bao gồm đầy đủ tất cả những tác dụng không mong muốn của loại thuốc này và những tác dụng phụ khác cũng có thể xảy ra. Bạn cần chú ý chủ động thông báo cho bác sĩ điều trị để được tư vấn y tế về tác dụng ngoại ý khi sử dụng thuốc Comenazol.
Chống chỉ định
Không được sử dụng thuốc Comenazol với những người có cơ địa quá mẫn với bất cứ thành phần nào của thuốc.
Đây là chống chỉ định tuyệt đối, nghĩa là dù trong bất kỳ trường hợp nào thì những chống chỉ định này không thể linh động trong việc điều trị với loại thuốc này. Để đảm bảo hiệu quả trong quá trình điều trị, tốt nhất bạn cần tuân thủ tốt theo đúng chỉ định của bác sĩ về liều dùng, cách dùng.
Những trường hợp thận trọng khi dùng thuốc Comenazol:
Người bị ung thư dạ dày: Đáp ứng có triệu chứng với liệu pháp điều trị bằng dược chất Pantoprazol có thể che lấp các triệu chứng của ung thư dạ dày và có thể làm chậm chẩn đoán. Khi có sự hiện diện của bất kỳ các dấu hiệu triệu chứng báo động, cụ thể như sụt cân đáng kể không chủ đích, nôn tái phát, khó nuốt, nôn ra máu, thiếu máu hoặc đi ngoài phân đen và khi có hoặc nghi ngờ bị loét dạ dày, nên loại trừ nguy cơ ác tính.
Người bị suy gan: Đối với người bị suy gan nặng, các enzym gan nên được theo dõi trong quá trình điều trị. Nên ngừng điều trị với thuốc Comenazol nếu enzym gan tăng.
Sử dụng đồng thời với atazanavir: Không nên sử dụng đồng thời atazanavir với các thuốc ức chế bơm proton, cụ thể là thuốc Comenazol. Trong trường hợp bắt buộc phải sử dụng đồng thời, theo dõi chặt chẽ lâm sàng được khuyến cáo, kết hợp tăng liều dùng thuốc Atazanavir đến 400 mg và 100 mg với ritonavir. Không nên vượt quá liều dùng 20mg pantoprazol mỗi ngày.
Người bị bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa do vi khuẩn: Hoạt chất Pantoprazol cũng như tất cả các thuốc ức chế bơm proton (PPIs) có thể làm tăng số lượng vi khuẩn ở đường tiêu hóa trên. Điều trị với thuốc Comenazol có thể làm tăng nhẹ nguy cơ nhiễm trùng đường tiêu hóa được gây ra do các vi khuẩn như: Salmonella, Campylobacter hoặc Clostridium difficile.
Người bị giảm magie trong máu: Giảm magie trong máu nghiêm trọng đã được báo cáo ở những người điều trị với thuốc có chứa hoạt chất Pantoprazol trong ít nhất 3 tháng và trong nhiều trường hợp có thể là 1 năm. Các biểu hiện nghiêm trọng của giảm magie trong máu cụ thể như sau mệt mỏi, co cứng, mê sảng, co giật, chóng mặt và rối loạn nhịp thất có thể xảy ra, nhưng có thể khởi phát âm thầm và dễ dàng bị bỏ qua.
Người bị gãy xương: Các thuốc ức chế bơm proton, cụ thể là thuốc Comenazol đặc biệt nếu sử dụng liều cao và kéo dài (> 1 năm) có thể tăng vừa phải nguy cơ gãy xương cổ tay, hông và cột sống, chủ yếu ở người cao tuổi hoặc có kèm theo những yếu tố nguy cơ khác.
Thuốc Comenazol có tá dược D-Manitol nên có thể có tác dụng nhuận tràng nhẹ.
Sử dụng cho phụ nữ có thai: Chưa có nghiên cứu đầy đủ khi dùng thuốc có chứa dược chất Pantoprazol ở người trong thời kỳ mang thai nên chỉ sử dụng thuốc khi thật cần thiết trong thời kỳ mang thai và được chỉ định của bác sĩ điều trị.
Sử dụng thuốc với phụ nữ trong thời kỳ cho con bú: Chưa biết thuốc có chứa dược chất Pantoprazol có bài tiết vào sữa người hay không. Tuy nhiên, thuốc Comenazol và các chất chuyển hóa của nó bài tiết vào sữa chuột cống. Dựa trên nguy cơ có thể gây ung thư ở chuột của Pantoprazol, cần cân nhắc ngừng cho con bú hay ngừng thuốc, tùy theo lợi ích của pantoprazol với người mẹ.
Tác động của thuốc Comenazol khi lái xe và vận hành máy: Không nên lái xe và vận hành máy khi đang sử dụng thuốc Comenazol do đã có báo cáo về triệu chứng chóng mặt, ngủ gà, nhìn mờ,... do sử dụng thuốc gây ra.
Ngoài ra, dung dịch sau khi pha với dung môi có thể pha loãng thêm với 100ml dịch truyền NaCl 0,9%, Ringer lactat hoặc Dextran 5% để truyền tĩnh mạch trong thời gian 15 phút.
Tương tác thuốc
Tương tác của thuốc Comenazol có thể xảy ra trong quá trình sử dụng như sau:
Tương tác của thuốc Comenazol có thể làm thay đổi khả năng hoạt động hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng không mong muốn. Tương tác có thể xảy ra khi điều trị kết hợp thuốc Comenazol với các thuốc khác, cụ thể bao gồm:
Các thuốc kháng nấm nhóm azol: Hoạt chất Pantoprazol làm giảm hấp thu các thuốc này khi dùng đồng thời như Ketoconazol, Itraconazol,...
Không nên dùng đồng thời thuốc Comenazol với Atazanavir vì có thể làm giảm hiệu quả điều trị của thuốc Atazanavir.
Methotrexat bị tăng nồng độ khi điều trị đồng thời với thuốc có chứa hoạt chất Pantoprazol, do đó, nên sử dụng một cách thận trọng.
Bạn cần chú ý chủ động liệt kê cho các bác sĩ điều trị hoặc các chuyên gia y tế biết về những loại sản phẩm thảo dược hay các loại thực phẩm chăm sóc sức khỏe, thuốc kê đơn hay thuốc không kê đơn mà bạn đang sử dụng để điều trị bệnh nhằm hạn chế tối đa những tương tác thuốc bất lợi có thể gây ra những ảnh hưởng không mong muốn đến sức khỏe của người sử dụng.
Tương tác của thuốc Comenazol với thực phẩm, đồ uống: Khi sử dụng thuốc Comenazol với các loại thực phẩm hoặc thức uống có chứa cồn như rượu, bia hay hút thuốc lá... Nguyên nhân là do trong các loại thực phẩm, đồ uống có chứa các loại hoạt chất khác nên có thể ảnh hưởng gây ra hiện tượng đối kháng hoặc tác dụng hiệp đồng với thuốc. Bạn cần chủ động đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc Comenazol hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị về cách sử dụng loại thuốc Comenazol kết hợp cùng các loại thức ăn, thức uống có chứa cồn hay hút thuốc lá.
Bảo quản
Để nơi mát, tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 30⁰C.
Xem thêm
Thu gọn
Reviews
Chưa có đánh giá nào cho sản phẩm này