Chăm sóc và bảo vệ đôi mắt cho trẻ ở độ tuổi mẫu giáo

Cùng tìm hiểu về các tình trạng bệnh về mắt phổ biến mà con bạn có thể mắc phải và nhận được những lời khuyên hữu ích về cách chăm sóc và bảo vệ mắt dành cho trẻ ở độ tuổi mẫu giáo.

Cận thị là tật khúc xạ phổ biến nhất với trẻ em với số lượng trẻ mắc phải ngày càng tăng. Ở các thành phố lớn của Việt Nam, có khoảng 25-30% học sinh bị cận thị, trong đó tỉ lệ trẻ ở độ tuổi mầm non chiếm gần 10% và con số này không ngừng tăng trong thời gian tới. Tuy nhiên, có nhiều cách bạn giúp con bảo vệ đôi mắt sáng. Cận thị có thể được tiết chế hoặc ngăn ngừa bằng cách khuyến khích con bạn dành ít nhất hai đến ba giờ vui chơi ngoài trời mỗi ngày.

Giúp con bạn xây dựng thói quen chăm sóc mắt tốt cũng giúp ngăn ngừa mỏi mắt, ví dụ, giữ một khoảng cách thích hợp với màn hình hoặc sách và nghỉ mắt thường xuyên sau khi tập trung làm việc gì quá lâu.

Tình trạng mắt thường gặp

Dưới đây là các tình trạng mắt phổ biến khác mà trẻ mẫu giáo có thể phải đối mặt:

Loạn thị

Loạn thị cũng là tật khúc xạ phổ biến như cận thị. Nếu trẻ bị loạn thị, giác mạc mắt có đường cong không đều và không mang các tia sáng tập trung tại một điểm. Thay vào đó,  hình ảnh tập trung qua một điểm trải rộng tạo ra hình ảnh mờ. Loạn thị cũng có thể được gây ra bởi thủy tinh thể có hình dạng không đều, thường xuất hiện khi sinh hoặc trong quá trình phát triển của trẻ.

Giống như cận thị, tình trạng này có thể được điều chỉnh bằng việc sử dụng kính thuốc. Mặt khác, loạn thị không thể được điều trị dứt điểm và trẻ phải mang tật mắt này suốt đời, hoặc chỉ giảm chỉ số loạn khi can thiệp phẫu thuật.

Hầu hết trẻ em được sinh ra với một mức độ loạn thị nhất định. Nhưng chỉ những mức độ từ trung bình đến cao trên 150 độ mới cần yêu cầu điều chỉnh.

Mắt cận thị / Mắt lười

Amblyopia thường được gọi là "mắt lười", vì một mắt ít được sử dụng như một công cụ tầm nhìn là "lười" và không nhận được hình ảnh rõ ràng như mắt kia. Đây là một tìng trạng xuất hiện từ thời thơ ấu trong đó thị lực ở một mắt không phát triển bình thường.

Chứng giảm thị lực có thể xuất phát từ bất kỳ tình trạng nào ngăn cản một mắt tập trung rõ ràng, chẳng hạn như nheo mắt, đục thủy tinh thể, một mắt bị cận thị, viễn thị hoặc loạn thị cao.

Chỉ có thể được phát hiện nếu thị lực ở mỗi mắt được kiểm tra riêng, đó là lý do tại sao con bạn cần đi kiểm tra mắt và thị lực thường xuyên được thực hiện bởi bác sĩ. Điều trị thường thành công hơn khi được phát hiện sớm, đặc biệt là trước bốn tuổi.

Chẩn đoán và điều trị sớm có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề dài hạn với thị lực của con bạn. Chứng giảm thị lực thường có thể được điều chỉnh bằng kính hoặc miếng dán mắt. Đôi khi có thể được yêu cầu phẫu thuật.

Viêm kết mạc

Thường được gọi là "đau mắt đỏ”, viêm kết mạc là một bệnh nhiễm trùng mắt phổ biến, dễ lây lan. Đưa trẻ đến bác sĩ nếu bạn nhận thấy những triệu chứng sau:

  • Đỏ và ngứa ở một hoặc cả hai mắt
  • Cảm giác khó chịu hoặc cộm ở một hoặc cả hai mắt
  • Chất dịch màu trắng hoặc hơi vàng ở một hoặc cả hai mắt tạo thành một lớp nhầy bao phủ làm mờ mắt.
  • Thường xuyên chảy nước mắt

Cách tốt nhất để kiểm soát sự lây lan của viêm kết mạc do nhiễm trùng là thực hành vệ sinh mắt tốt. Nếu con bạn bị viêm kết mạc, hãy chắc chắn rằng:

  • Khuyến khích trẻ thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và không để trẻ chạm tay vào mắt.
  • Thường xuyên thay khăn, vỏ gối và ga trải giường của trẻ, tuyệt đối không dùng chung khăn khi đã mắc bệnh.
  • Tránh tiếp xúc gần gũi với những đứa trẻ khác.

Cảnh giác với các dấu hiệu của các vấn đề về mắt khác

Bạn nên đưa trẻ đi kiểm tra mắt định kì và đưa con đến bác sĩ nếu bạn nhận thấy bất kì dấu hiệu bất thường về mắt của trẻ, đặc biệt là:

  • Mắt con xuất hiện điều khác thường so với các bạn cùng lứa.
  • Chảy nước mắt thường xuyên và liên tục.
  • Nhạy cảm với ánh sáng mặt trời hoặc ánh sáng chói.
  • Đầu của trẻ luôn nghiêng sang một bên.
  • Trẻ xem tivi hoặc đọc sách ở cự li gần.
  • Hai mắt trẻ phát triển không đồng đều, bên to bên nhỏ


Hướng dẫn trẻ cách sử dụng và bảo vệ mắt kính

Nếu trẻ đã bắt đầu đeo kính, hãy dạy con cách chăm sóc kính đúng cách. Dưới đây là một vài lời khuyên:

  • Rửa kính trong nước ấm.
  • Lau khô bằng bông mềm hoặc vải sạch.
  • Không sử dụng khăn giấy hoặc áo phông để lau kính vì những đồ vật này có thể làm trầy xước bề mặt kính.
  • Không đặt bề mặt kính úp xuống.
  • Bảo quản kính trong hộp đựng kính chuyên dùng khi không sử dụng.
  • Không để kính vào túi, kính có thể bị bể, gãy, hoặc cong.
  • Đeo hoặc tháo kính bằng cả hai tay.


Giúp trẻ tập thể dục cho mắt!

Trò chơi chuyền bóng có thể giúp cải thiện sự phối hợp linh hoạt giữa tay và mắt, vì vậy hãy lấy một quả bóng nhẹ và bắt đầu chuyền bóng qua lại với trẻ. Giới thiệu cho con bạn các môn thể thao quần vợt như cầu lông bằng cách lấy một cây vợt đồ chơi cỡ bé và một quả cầu lông.

Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời bằng trò chơi "Tôi làm gián điệp". Điều này sẽ giúp con bạn nhìn mọi thứ từ xa và đồng thời phát triển kỹ năng quan sát và giao tiếp.

 

Hãy chia sẻ với chúng tôi về các thông tin chăm sóc và bảo vệ đôi mắt cho trẻ mà bạn biết hoặc thường áp dụng cho con dưới phần bình luận. Nếu bạn còn bất kì thắc mắc nào về bài viết, bạn có thể liên hệ với Dược Sĩ của Trung Sơn qua hotline miễn phí cước gọi 1800558898.

 

26 Thg 3 2019

Vừa Mới Xem

  • THIẾT BỊ CHÍNH HÃNGđa dạng và chuyên sâu

  • ĐỔI TRẢ TRONG 30 NGÀYkể từ ngày mua hàng

  • CAM KẾT 100%chất lượng sản phẩm

  • MIỄN PHÍ VẬN CHUYỂNtheo chính sách giao hàng

GIỎ HÀNG

Giỏ hàng của bạn trống

TỔNG TIỀN
0₫
Phí vận chuyển sẽ được tính ở trang thanh toán. Bạn cũng có thể nhập mã giảm giá ở trang thanh toán.
Icon clisk