NỖI KHỔ VIÊM MŨI DỊ ỨNG TÁI PHÁT KHI THỜI TIẾT CHUYỂN MÙA

Viêm mũi dị ứng tái phát khi thời tiết chuyển mùa (Ảnh Internet)

Bệnh viêm mũi dị ứng thường diễn biến thất thường, nhất là thời điểm giao mùa khi thời tiết chuyển lạnh. Bên cạnh đó môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi là những yếu tố nguy cơ gây bệnh viêm mũi dị ứng tăng cao. Bệnh tuy không gây nguy hiểm tới tính mạng, song lại gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe và cuộc sống hàng ngày của người bệnh.

Viêm mũi dị ứng gặp ở mọi lứa tuổi nhưng người trưởng thành chiếm tỷ lệ cao hơn cả, bệnh xảy ra quanh năm, tuy nhiên mùa lạnh, rét, mưa nhiều, ẩm ướt, khô hanh bệnh thường xuất hiện và tái phát. Bệnh gây nhiều phiền toái, khó chịu cho người bệnh.

1. Viêm mũi dị ứng là gì?

Viêm mũi là tình trạng khi niêm mạc (màng lót bên trong mũi) bị viêm. Viêm mũi dị ứng là một trong những loại viêm mũi xảy ra khi bạn hít phải dị nguyên (chất gây dị ứng). Đây là một dạng phản ứng của cơ thể chống lại dị nguyên này.

2. Các biểu hiện của bệnh viêm mũi dị ứng 

Bệnh viêm mũi dị ứng được chia làm hai loại đó là:

Viêm mũi dị ứng theo mùa: thường xảy ra đột ngột vào đầu mùa lạnh, hay đầu mùa nóng, hoặc mưa nắng thất thường, nóng ẩm. Bệnh nhân sẽ có các biểu hiện sau:

  • Bệnh nhân cảm thấy cay cay trong mũi, hắt hơi liên tục, ngứa mũi.
  • Bệnh nhân có thể thấy cay mắt, đỏ mắt và chảy nước mắt.
  • Tiếp theo bệnh nhân sẽ bị chảy nhiều nước mũi trong như nước lã.
  • Bệnh nhân có cảm giác rát bỏng ở vòm hầu, họng.
  • Các triệu chứng xuất hiện thành nhiều cơn vào ban ngày, đặc biệt vào buổi sáng sớm lúc vừa ngủ dậy, đến tối lại dịu đi. Nếu không được điều trị, tình trạng này sẽ kéo dài từ vài ngày cho đến vài tuần.

Bệnh viêm mũi dị ứng được chia làm 2 loại (Ảnh Internet)

Viêm mũi dị ứng không theo mùa: bệnh xuất hiện không theo mùa, không phụ thuộc vào thời tiết. Bệnh nhân sẽ có các biểu hiện giống như viêm mũi dị ứng có chu kỳ, song vẫn có một vài điểm khác biệt sau:

  • Cơn viêm không kịch phát, bệnh nhân chỉ hắt hơi vài lần một lúc, xảy ra vài ba lần trong ngày.
  • Tình trạng nghẹt mũi tăng và thời gian kéo dài hơn giữa 2 con hắt hơi.

3. Nguyên nhân và triệu chứng thường gặp của bệnh viêm mũi dị ứng

3.1 Những triệu chứng thường gặp của viêm mũi dị ứng 

  • Hắt hơi
  • Sổ mũi
  • Ngứa mũi, mắt, cổ họng, da hoặc các vùng khác trên cơ thể
  • Ho
  • Nghẹt mũi
  • Viêm hoặc ngứa họng
  • Chảy nước mắt
  • Xuất hiện quầng thâm dưới bọng mắt
  • Đau đầu thường xuyên
  • Triệu chứng dạng chàm như xuất hiện vùng da bị khô, ngứa và thường có mụn nước
  • Phát ban
  • Mệt mỏi
  • Đau đầu

3.2 Nguyên nhân nào gây ra viêm mũi dị ứng 

Các tác nhân được nêu trên đều phổ biến ở nước ta, và chúng đóng vai trò là các kháng nguyên, khi gặp kháng thể tương ứng trong cơ thể, lập tức sẽ xảy ra hiện tượng phản ứng, đó là phản ứng dị ứng. Phản ứng dị ứng này xảy ra ngay ở lớp nhầy niêm mạc của đường hô hấp trên (mũi, họng, xoang,...) gây ra hiện tượng viêm và kích thích niêm mạc với các biểu hiện như là ngứa mũi, hắt hơi, ngạt mũi và chảy nước mũi.

Khi chuyển mùa hay khi thời tiết thay đổi liên quan đến thay đổi nồng độ các loại phấn hoa cùng với đó thời tiết nóng ẩm cũng là môi trường thuận lợi cho bào tử nấm mốc và các loại ký sinh trùng phát triển gây bệnh. Đây chính là lý do khiến viêm mũi dị ứng thường xảy ra lúc chuyển mùa.

Cơ địa dị ứng có liên quan mật thiết đến viêm mũi dị ứng (Ảnh Internet)

Ngoài ra cơ địa dị ứng có liên quan mật thiết với bệnh viêm mũi dị ứng, bởi vì những người có cơ địa dị ứng (bị mề đay mãn tính, eczema, hen suyễn,...) có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn người bình thường.

Ngoài con đường chính là theo đường hô hấp, các dị nguyên, tác nhân gây bệnh còn có thể xâm nhập vào trong cơ thể qua da hay qua đường ăn uống (một số loại thực phẩm tôm, cua, ốc,...).

3.3 Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn nên liên hệ với bác sĩ nếu: 

  • Bạn có các triệu chứng nặng
  • Những cách điều trị bạn từng sử dụng đã không còn tác dụng
  • Các triệu chứng không thuyên giảm khi điều trị 

4. Ai dễ bị viêm mũi dị ứng?

Viêm mũi dị ứng là bệnh lý viêm niêm mạc mũi do các dị ứng nguyên gây ra. Khi bị viêm, niêm mạc mũi này trở nên nhạy cảm, vì vậy rất dễ bị kích ứng bởi các yếu tố dễ gây dị ứng như: bụi, khói, phấn hoa, hóa chất, khói thuốc, lông thú, nấm mốc, thực phẩm có tính kích thích như hạt tiêu, ớt, không khí lạnh…

Do cơ địa của người bệnh và sự tiếp xúc với chất gây dị ứng, có thể gặp các thể bệnh viêm mũi dị ứng sau đây: viêm mũi dị ứng theo mùa, chất gây dị ứng thường gặp là bụi nấm mốc, phấn hoa, không khí lạnh…; Viêm mũi dị ứng do nghề nghiệp gặp ở những người làm các nghề phải tiếp xúc với các yếu tố như: bụi gỗ, hóa chất, hơi xăng dầu, phân bón, thuốc trừ sâu, hơi nhựa, cao su…

Viêm mũi dị ứng quanh năm gặp ở bệnh nhân mà trong nhà của họ có các chất là dị ứng nguyên như: bụi nhà, lông chó mèo, bụi vải, quần áo, chăn màn, đồ chơi, côn trùng như gián, dĩn, mò, bọ chét… Tuy nhiên, bệnh chỉ xảy ra khi bệnh nhân tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng nói trên, khi không tiếp xúc nữa thì các triệu chứng viêm mũi dị ứng cũng hết.

5. Những phương pháp điều trị bệnh viêm mũi dị ứng 

Dùng thuốc

Bác sĩ có thể kê đơn thuốc để làm giảm các triệu chứng của viêm mũi dị ứng. Các loại thuốc có thể là:

  • Thuốc kháng histamine: đây là loại thuốc phổ biến cho việc điều trị viêm mũi dị ứng. Loại thuốc này có tác dụng ngăn việc sản sinh histamine. Thuốc kháng histamine có thể ở dạng uống hoặc ở dạng xịt mũi. Một số loại thuốc có thể gây buồn ngủ.
  • Dung dịch phun chống nghẹt mũi: thuốc này có thể làm giảm triệu chứng nghẹt mũi của bạn, nhưng hãy chú ý không dùng quá 3 ngày.
  • Xịt mũi chứa corticosteroid: loại thuốc này có hiệu quả trong điều trị viêm mũi dị ứng.

Nếu bạn đang sử dụng các loại thuốc khác, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng trong điều trị viêm mũi dị ứng.

Tiêm thuốc chống dị ứng

Nếu tình trạng của bạn quá nặng, bác sĩ sẽ khuyên bạn tiêm thuốc chống dị ứng (liệu pháp miễn dịch). Cách điều trị này bao gồm việc tiêm thuốc chống dị ứng đến khi nào các triệu chứng có thể kiểm soát được.

Liệu pháp miễn dịch dưới lưỡi (SLIT)

Phương pháp điều trị này gần giống với tiêm thuốc chống dị ứng. Tuy nhiên, trong phương pháp này, thuốc được đặt dưới lưỡi. Tác dụng phụ có thể gặp bao gồm ngứa miệng hoặc tai và rát họng.

6. Các biện pháp phòng bệnh viêm mũi dị ứng tái phát trong thời tiết chuyển mùa 

Khi có các triệu chứng của viêm mũi dị ứng, bệnh nhân cần được khám và điều trị sớm, ngay từ đầu. Cần tìm ra nguyên nhân gây bệnh, từ đó có hướng điều trị thích hợp. Việc dùng thuốc phải tuân theo chỉ định của bác sĩ.

Việc dùng thuốc phải tuân theo chỉ định của bác sĩ (Ảnh Internet)

Các biện pháp phòng bệnh:

  • Những người bị viêm mũi dị ứng không nên nuôi chó mèo trong nhà.
  • Tiến hành vệ sinh định kỳ chăn, ga, gối, đệm, vải bọc ghế,... để hạn chế ký sinh trùng (mò, mạt) tồn tại và phát triển.
  • Cần giữ cho nhà cửa thoáng mát, sạch sẽ và tránh ẩm ướt nhằm hạn chế nấm mốc phát triển.
  • Bệnh nhân cần vệ sinh răng miệng hàng ngày, đánh răng sau khi ăn, trước và sau khi ngủ.
  • Bệnh nhân cũng cần tránh hoặc hạn chế tiếp xúc với bụi bằng cách đeo khẩu trang khi quét dọn nhà cửa và khi đi ra đường.
  • Vào thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường, áp thấp nhiệt đới, bão lụt,... những người có cơ địa dị ứng cần phải giữ ấm cho cơ thể: mặc đủ ấm, quàng khăn giữ ấm cổ, tắm nước nóng,...

Như vậy thời điểm lúc chuyển mùa cũng là một nguyên nhân gây bệnh viêm mũi dị ứng, do thời tiết thay đổi tạo điều kiện thuận lợi cho ký sinh trùng như nấm mốc phát triển gây bệnh. Do vậy những người có cơ địa dị ứng cần có biện pháp phòng tránh thích hợp khi thời tiết thay đổi. Khi đã có các triệu chứng của bệnh cần đi khám và điều trị sớm, tránh dễ dẫn đến các biến chứng.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy liên hệ hotline miễn phí 1800558898 để được nhóm Dược sĩ chuyên môn tại Hệ thống nhà thuốc Trung Sơn giải đáp thắc mắc và hỗ trợ tư vấn phương pháp điều trị tốt nhất.





01 Thg 11 2019

Vừa Mới Xem

  • THIẾT BỊ CHÍNH HÃNGđa dạng và chuyên sâu

  • ĐỔI TRẢ TRONG 30 NGÀYkể từ ngày mua hàng

  • CAM KẾT 100%chất lượng sản phẩm

  • MIỄN PHÍ VẬN CHUYỂNtheo chính sách giao hàng

GIỎ HÀNG

Giỏ hàng của bạn trống

TỔNG TIỀN
0₫
Phí vận chuyển sẽ được tính ở trang thanh toán. Bạn cũng có thể nhập mã giảm giá ở trang thanh toán.
Icon clisk