TIỂU ĐƯỜNG VÀ NHỮNG BIẾN CHỨNG GÂY SUY GIẢM TUỔI THỌ

Tăng đường huyết chính là nỗi sợ hãi của phần lớn những người mắc bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, sự thật là rất ít người bị tiểu đường tử vong vì đường huyết cao. Những biến chứng tiểu đường nghiêm trọng ảnh hưởng đến tim, mắt, thận, thần kinh, tay chân,...mới chính là lý do gây suy giảm tuổi thọ, làm tăng tỷ lệ tàn tật (đoạn chi, mù lòa,...) và gánh nặng về chi phí điều trị.

Bệnh tiểu đường được bắt đầu với tình trạng rối loạn chuyển hóa đường, khiến đường máu tăng cao nhưng người bệnh lại không sử dụng được lượng đường này. Để đủ năng lượng hoạt động, cơ thể buộc phải sử dụng thay thế năng lượng từ đường (glucose) bằng năng lượng từ chất đạm, chất béo.

Quá trình thay đổi này kéo theo hàng loạt các rối loạn chuyển hóa khác và nơi bị tổn hại nặng nề nhất là mạch máu và thần kinh. Hệ lụy cuối cùng là các cơ quan trong cơ thể bị nuôi dưỡng kém và sinh biến chứng trên tim, thận, mắt, thần kinh, ngoài da và các cơ quan nội tạng khác. Dưới đây là 5 biến chứng phổ biến nhất:

Biến chứng mắt

Đường huyết tăng cao làm tổn thương hệ thống mao mạch ở đáy mắt, dẫn đến bệnh võng mạc tiểu đường. Dần dần, người bệnh bị suy giảm thị lực, thậm chí có thể dẫn đến mù lòa. Tiểu đường cũng làm tăng nguy cơ một số bệnh về mắt khác như đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, phù hoàng điểm.

Phòng tránh: 

Không cách phòng tránh nào hiệu quả hơn việc kiểm soát tốt đường huyết của bạn, với một chế độ sống khỏe và dinh dưỡng cân bằng. Bên cạnh đó, bạn nên có lịch khám mắt định kỳ, tối thiểu một năm một lần. Nếu cảm thấy mắt đột nhiên bị mờ hoặc đau nhức, hãy đi khám ngay để kiểm soát tình trạng cơ thể của mình nhé.

Biến chứng tim mạch

Biến chứng tim mạch thường tiến triển âm thầm, đến khi có triệu chứng (đau thắt ngực, khó thở, mệt mỏi, hồi hộp…) thì bệnh đã nặng. Có đến 65% trường hợp tử vong do nhồi máu cơ tim, đột quỵ não ở người tiểu đường lâu năm xuất phát từ nguyên nhân này.

Hiệp hội Đái tháo đường Thế giới khuyến cáo: việc điều trị sớm biến chứng tim mạch ở người bệnh tiểu đường quan trọng như giảm đường huyết.

Phòng tránh: 

Hãy kiểm soát tốt các chỉ số của cơ thể, bao gồm đường huyết, mỡ trong máu và huyết áp. Kết hợp cùng chế độ dinh dưỡng khoa học với giải pháp dinh dưỡng chuyên biệt cho người bị tiểu đường qua sản phẩm hỗ trợ.

Bệnh thần kinh tiểu đường

Đây là biến chứng phổ biến và thường xuất hiện sớm nhất ở người bệnh đái tháo đường, bao gồm:

- Bệnh thần kinh ngoại biên: Ảnh hưởng đến những dây thần kinh giúp con người cảm nhận được cảm giác đau, nóng ở chân hoặc tiếp xúc và thần kinh kiểm soát vận động, di chuyển cơ bắp.

- Bệnh thần kinh tự chủ: Ảnh hưởng đến dây thần kinh kiểm soát hoạt động tự chủ; chẳng hạn như: nhịp tim, nhịp thở, tuyến tiết (mồ hôi, dịch tiết)…

Phòng tránh: 

Kiểm soát lượng đường luôn cân bằng, vệ sinh và chăm sóc bàn chân đúng cách mỗi ngày là cách hiệu quả nhất để phòng ngừa biến chứng về thần kinh.

Bệnh thận đái tháo đường

Biến chứng thận có thể xuất hiện ngay tại thời điểm chẩn đoán (type 2) hoặc sau 10 năm mắc bệnh (type 1). Nếu không điều trị tốt, chỉ sau khoảng 5 - 10 năm, bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn suy thận nặng.

Trong giai đoạn đầu, bệnh thận đái tháo đường thường khó nhận biết. Nhưng nếu thấy cơ thể mệt mỏi, ngứa, tiểu đêm nhiều, nước tiểu sủi bọt có mùi hôi hoặc màu vàng đậm, cần sớm làm xét nghiệm nước tiểu tìm vi đạm niệu (microalbumin) để xác định có biến chứng thận hay không.

Phòng tránh: 

Kiểm soát tốt đường huyết và huyết áp, kết hợp cùng chế độ ăn ít muối, ít đạm, ít mỡ. Đừng quên đi xét nghiệm nước tiểu thường xuyên để theo dõi chức năng thận nữa.

Biến chứng nhiễm trùng

Đường trong máu cao là môi trường thuận lợi khiến vi khuẩn phát triển, đồng thời làm suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể. Vì vậy, rất dễ bị nhiễm trùng, chẳng hạn như nhiễm trùng răng lợi, tiết niệu hay sinh dục, vết loét lâu liền… Tình trạng viêm nhiễm này thường kéo dài, dai dẳng và khó điều trị.

Nếu nhận thấy những dấu hiệu cảnh báo nhiễm trùng như: sốt; dịch âm đạo có mùi khó chịu; đau khi đi tiểu, nước tiểu đục, có máu hay mùi hôi hoặc khi có các vết thương hay xây xước nhỏ lâu lành... Người bệnh cần đến ngay các cơ sở chuyên khoa để thăm khám và điều trị.

Làm sao để phòng và cải thiện biến chứng bệnh tiểu đường? 

Theo các chuyên gia Nội tiết Đái tháo đường, muốn phòng và cải thiện biến chứng, chỉ giảm đường huyết là chưa đủ. Chữa tiểu đường không chỉ là ổn định đường huyết mà còn phải điều trị tốt các rối loạn chuyển hóa và bệnh cơ hội bằng cách kết hợp nhiều giải pháp khác nhau như:

Ăn uống đúng cách

Để ổn định đường huyết không chỉ ăn uống có kiểm soát mà còn phải ăn uống đúng cách như ăn đúng giờ giấc để nồng độ đường ít bị tăng giảm thất thường. Mẹo nhỏ, bạn nên ăn một đĩa nhỏ rau củ quả vào đầu bữa để làm chậm quá trình tiêu hóa tinh bột sẽ ít bị tăng đường máu sau ăn.

Phối hợp tốt cùng bác sĩ

Trung bình một tháng, một người bệnh đến gặp bác sĩ khoảng nửa giờ, số thời gian còn lại là người bệnh tự quản lý. Vì thế, không ai khác là người bệnh cần chủ động trong việc tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo được mức đường huyết lúc đói về càng sát ngưỡng bình thường càng tốt. Chỉ số đường huyết lý tưởng nhất là nhỏ hơn 7 mmol/l, HbA1c thấp hơn 7%. Tuy nhiên, chỉ số này sẽ không cố định mà phụ thuộc vào tuổi tác, thời gian mắc bệnh, các bệnh cơ hội đi kèm. Bạn hãy trao đổi với bác sĩ để biết các chỉ số mục tiêu của mình.

Tập thể dục đều đặn và kiểm soát căng thẳng

Tập thể dục không chỉ giúp duy trì cân nặng, ổn định huyết áp mà còn làm giảm đề kháng insulin nên giúp ổn định nồng độ đường trong máu tốt hơn. Người bệnh không bỏ tập thể dục quá 2 ngày liên tiếp hoặc ngồi lâu liên tục > 90 phút.

Giảm căng thẳng bằng cách ngủ đủ giấc, tập thở với cơ bụng hoặc tập thiền, yoga...

Kết hợp dùng thảo dược ngăn ngừa biến chứng

Bổ sung các hoạt chất sinh học có trong một số thảo dược để giúp hỗ trợ là một trong các giải pháp tích cực để giảm thiểu tổn thương  mạch máu thần kinh khi đường huyết tăng cao hoặc tăng giảm thất thường.

VIÊN UỐNG HỖ TRỢ TIỂU ĐƯỜNG BEWEL GLUCOWEL - Bí quyết hỗ trợ bệnh tiểu đường từ Nhật Bản


Bewel Glucowel được nghiên cứu và phát triển bởi công ty Dược phẩm Waki Pharma – Nhật Bản, có truyền thống lâu đời từ năm 1882. Sản phẩm là sự kết hợp đặc biệt từ các loại thảo dược phổ biến trong hỗ trợ điều trị tiểu đường bao gồm: tinh chất quả mướp đắng, tinh chất lá dâu tằm, rễ cây vàng, lá cải xoăn và chất xơ không tan giúp giảm và điều hòa lượng đường trong máu, giúp hỗ trợ giảm bệnh lý tiểu đường.

Công dụng: Hỗ trợ kiểm soát và giảm lượng đường trong máu.

Đối tượng sử dụng: người từ 18 tuổi trở lên, có nguy cơ đường trong máu cao, hoặc có bệnh lý về tiểu đường

Cách dùng: dùng 3 viên/ ngày, sau bữa ăn chính

Lưu ý: sản phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Truy cập ngay để sở hữu sản phẩm: https://bitly.vn/t-p

Hoặc bạn có thể liên hệ trực tiếp hotline 1800558898 (Miễn phí cước gọi) và 0941008899 (Zalo) để mua hàng hoặc được các Dược sĩ và chuyên viên thẩm mỹ tại Trung Sơn tư vấn chi tiết. 

Xem thêm những bài viết liên quan:


01 Thg 7 2019

Vừa Mới Xem

  • THIẾT BỊ CHÍNH HÃNGđa dạng và chuyên sâu

  • ĐỔI TRẢ TRONG 30 NGÀYkể từ ngày mua hàng

  • CAM KẾT 100%chất lượng sản phẩm

  • MIỄN PHÍ VẬN CHUYỂNtheo chính sách giao hàng

GIỎ HÀNG

Giỏ hàng của bạn trống

TỔNG TIỀN
0₫
Phí vận chuyển sẽ được tính ở trang thanh toán. Bạn cũng có thể nhập mã giảm giá ở trang thanh toán.
Icon clisk