THỰC PHẨM TỰ NHIÊN GIÚP KHỐNG CHẾ CHỈ SỐ MỠ MÁU CAO

Máu nhiễm mỡ hay rối loạn chuyển hóa lipid máu là căn bệnh phổ biến và ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Theo các nghiên cứu khoa học, nguyên nhân của bệnh máu nhiễm mỡ chủ yếu là do cách ăn uống không điều độ. Vậy người bệnh nên có chế độ ăn uống thế nào để cải thiện tình trạng bệnh?

MÁU NHIỄM MỠ VÀ NHỮNG THỰC TRẠNG ĐÁNG LO NGẠI

Tình trạng tăng nồng độ các chỉ số cholesterol, triglyceride khi đi xét nghiệm thấy cao hơn mức bình thường (cholesterol cao hơn 5,3 hoặc triglyceride cao hơn 2,2) cho thấy bạn đã bị máu nhiễm mỡ. Theo kết quả khảo sát của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, hơn 29% người Việt trưởng thành bị rối loạn mỡ máu.

Cholesterol lâu ngày có thể dẫn đến vôi hóa, xơ vữa động mạch, gây tắc mạch. Nguy hiểm hơn, người bệnh có thể bị nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não,...Triglyceride có liên quan với bệnh viêm tụy. Ngoài ra, rối loạn lipid máu hay đi kèm với nhiều bệnh lý mạn tính khác như tăng huyết áp, đái tháo đường, béo phì,... Bệnh nặng gây nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể gây tử vong.

CÁC TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH MÁU NHIỄM MỠ

  • Khi xuất hiện tình trạng hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, đau ngực, nhịp tim nhanh, thở gấp gáp một cách thường xuyên thì đây có thể là dấu hiệu để nhận biết bệnh.
  • Tê bì và lạnh chân: những người mắc bệnh mỡ máu thường có biểu hiện chân tê bì và thường hay lạnh bởi do khi cho cholesterol trong máu tăng cao khiến mạch máu bị tắc nghẽn nên máu không được đưa đến vị trí này khi không cung cấp đủ máu thì sẽ khiến chân tay tê bì, đau nhức mệt mỏi. Nếu gặp hiện tượng này xuất hiện vài lần đầu tiên phải đi khám gấp để biết mà điều trị kịp thời.
  • Dễ đột quỵ: chỉ số triglyceride trong máu cao tạo nên các mảng xơ vữa động mạch gây tắc nghẽn cản trở tuần hoàn máu lên não, não không được cung cấp kịp thời cộng với thiếu oxy gây nên đột quỵ nguy hiểm đến tính mạng.
  • Ngoài ra bệnh còn xuất hiện những nốt phồng đỏ trên bề mặt da bóng loáng, có màu vàng, không đau, không ngứa đặc biệt mọc nhiều trên da mắt khuỷu tay, gót chân, lưng và ngực được ước lượng bằng đầu ngón tay. nếu thấy tình trạng này xuất hiện thì gặp bác sĩ là điều rất cần thiết để biết được đó có phải từ bệnh mỡ máu gây nên không.
  • Những người bệnh nặng thì xuất hiện dấu hiệu đau tim, huyết áp cao, xơ vữa động mạch… khi có những triệu chứng như trên đầu tiên cần thăm khám bác sĩ để biết được mình có mắc bệnh mỡ máu hay không. Phát hiện sớm sẽ có cách điều trị kịp thời và bệnh sẽ nhẹ đồng thời rút ngắn thời gian điều trị.

THỰC PHẨM TỰ NHIÊN GIÚP KHỐNG CHẾ CHỈ SỐ MỠ MÁU CAO

Có một cách tự nhiên để điều chỉnh lượng cholesterol và triglyceride máu đó là việc duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh và thay đổi lối sống, những việc làm này không những làm cho bạn cảm thấy khỏe mạnh hơn mà còn giữ cho mạch máu và cơ tim hoạt động tốt nhất có thể.

1. Giá đỗ

Đỗ xanh là một trong những loại thực phẩm làm giảm cholesterol rất tốt, đặc biệt trong quá trình lên mầm trong đậu xanh chứa một lượng vitamin C có thể cao gấp 6,7 lần so với hàm lượng vốn có trong các loại đỗ xanh. Hàm lượng vitamin C có thể thúc đẩy cơ thể bài tiết cholesterol, đồng thời ngăn chặn cholesterol tích tụ lại trong thành động mạch.

Chất xơ trong giá đỗ xanh có thể giúp thanh trừ các chất cặn bã trong cơ thể hiệu quả, còn có thể kết hợp với cholesterol trong cơ thể và chuyển hóa cholesterol đó thành axit cholic bài trừ ra ngoài, vì vậy lượng cholesterol giảm thấp xuống.

2. Hành tây

Nếu bạn muốn giảm mỡ máu, hãy bắt đầu với nửa củ hành tây mỗi ngày. Một kết quả nghiên cứu cho thấy, khi ăn hành tây trong khoảng thời gian từ 2 đến 3 tháng, nồng độ HDL - Cholesterol tốt tăng trung bình 30%. Ngoài khả năng làm tăng HDL, Hành tây còn được biết tới với tác dụng giảm độ nhớt của máu, từ đó giảm nguy cơ hình thành cục máu đông – nguyên nhân trực tiếp gây nên cơn nhồi máu cơ tim, đột quỵ não.

3. Lạc (đậu phộng) 

Lạc chứa số lượng lớn chất protein thực vật. Chất béo trong lạc cũng thuộc về các axit béo không no, sterol và rất giàu vitamin E. Những chất này có thể làm giảm hàm lượng cholesterol trong máu, làm cho tiểu cầu trong máu ít bị lắng đọng trên thành mạch hơn, tăng độ đàn hồi của các mao mạch và đồng thời cải thiện chức năng đông máu. Một nghiên cứu từ Đại học bang Pennsylvania đã chỉ ra rằng việc ăn lạc không thêm muối và dầu có thể giúp giảm nguy cơ suy tim, đột quỵ, và có thể cả nhồi máu cơ tim.

Ngoài ra, lạc còn có những tác dụng khác như tốt cho trí nhớ, duy trì sức khoẻ não và chống oxy hoá.

4. Táo

Táo có tác dụng giảm mỡ máu hiệu quả, chất pectin phong phú trong táo là một loại chất xơ có thể tan trong nước, đồng thời kết hợp với acid trong mật, giống như bọt biển hấp thụ cholesterol dư thừa và giúp tẩy trừ nó ra khỏi cơ thể nhanh chóng.

Ngoài ra, chất pectin còn có thể kết hợp với các chất khác như vitamin C, đường để giảm thấp lượng cholesterol, từ đó tăng cường hiệu quả giảm mỡ máu cho cơ thể của bạn.

5. Các loại nấm, nấm hương, mộc nhĩ đen

Rất nhiều các nhóm chất trong nấm có thể góp phần giúp làm giảm cholesterol máu như:

- Beta – glucan: một dạng chất xơ hòa tan có thể ngăn sự hấp thu cholesterol vào máu

- Eritadenine: Một hoạt chất có thể làm thay đổi quá trình chuyển hóa phospholipid tại gan.  

- Mevinolin: ức chế quá trình chuyển hóa cholesterol tại gan

Các thành phần này có thể có thành phần thay đổi khác nhau tùy thuộc vào từng loại nấm khác nhau.

6. Rau diếp cá

Rau diếp là thức ăn có nhiều cellulose có thể hạ lượng mỡ trong máu. Bản thân cellulose không chỉ có tác dụng làm cho no bụng, mà còn giảm bớt việc hấp thu thức ăn và đẩy những cặn bã trong ruột ra bên ngoài nhanh chóng. Bên cạnh đó chất này còn có tác dụng khử mỡ, phòng ngừa u ở ruột.

7. Ngũ cốc

Ngũ cốc là một thực phẩm tuyệt vời dành cho những người mắc bệnh máu nhiễm mỡ. Ngũ cốc không chỉ giàu chất xơ giúp giảm thiểu hàm lượng cholesterol trong cơ thể, mà còn giúp người bệnh có cảm giác no lâu, qua đó điều chỉnh trọng lượng cơ thể cho phù hợp.

8. Các loại thịt trắng

Không chỉ ăn rau xanh và hoa quả, người bệnh cũng cần protein để cung cấp đầy đủ năng lượng, duy trì hoạt động sống của cơ thể. Nên sử dụng các loại thịt trắng như gà, vịt, ngan – thực phẩm có chứa hàm lượng cholesterol thấp thay cho các loại thịt đỏ. Bệnh nhân rối loạn mỡ máu cũng cần chú ý không ăn da động vật.

9. Trà (trà xanh, trà đen, trà bí đao)

Vốn từ lâu trà đã trở thành một loại thức uống truyền thống nổi tiếng với tác dụng chống oxy hóa. Ngày nay, các nhà khoa học còn phát hiện ra rằng trà cũng rất tốt trong giảm LDL cholesterol. Theo một nghiên cứu của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) trà đen có thể giảm lipid máu đến 10% chỉ trong 3 tuần.

Nghiên cứu chỉ ra rằng, bí đao không hàm chứa chất béo, hàm lượng natri rất thấp, có tác dụng lợi tiểu bài thấp. Trong bí đao còn có chất axit malonic, có thể hạ mỡ trong máu và khử chất mỡ thừa trong cơ thể.

Máu nhiễm mỡ nếu được phát hiện sớm người bệnh có thể thay đổi chế độ ăn uống khoa học, tập luyện thể dục thường xuyên để làm giảm nồng độ mỡ trong máu. Nếu để bệnh phát triển đến giai đoạn, việc điều trị sẽ khó khăn và phức tạp hơn rất nhiều. Ngoài ra, rối loạn mỡ máu nếu không được điều trị đúng cách và dứt điểm sẽ rất dễ tái phát trở lại. Để phòng tránh bệnh mỡ máu cao hiệu quả, bạn nên duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh và thay đổi lối sống, những việc làm này không những làm cho bạn cảm thấy khỏe mạnh hơn mà còn giữ cho mạch máu và cơ tim hoạt động tốt nhất có thể.

Hãy chia sẻ những ý kiến cũng như thắc mắc của bạn về bài viết tại phần bình luận hoặc bạn có thể liên hệ trực tiếp hotline 1800558898 (Miễn phí cước gọi) và 0941008899 (Zalo) để được các Dược sĩ tại Trung Sơn tư vấn chi tiết. 

Có thể bạn quan tâm:

19 Thg 7 2019

Vừa Mới Xem

  • THIẾT BỊ CHÍNH HÃNGđa dạng và chuyên sâu

  • ĐỔI TRẢ TRONG 30 NGÀYkể từ ngày mua hàng

  • CAM KẾT 100%chất lượng sản phẩm

  • MIỄN PHÍ VẬN CHUYỂNtheo chính sách giao hàng

GIỎ HÀNG

Giỏ hàng của bạn trống

TỔNG TIỀN
0₫
Phí vận chuyển sẽ được tính ở trang thanh toán. Bạn cũng có thể nhập mã giảm giá ở trang thanh toán.
Icon clisk