NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ VIÊM THANH QUẢN NGHỀ NGHIỆP?

Viêm thanh quản thường gặp ở một số nghề nghiệp đặc trưng (Ảnh:Internet)

Viêm thanh quản thường gặp ở một số nghề nghiệp đặc trưng (Ảnh:Internet)

Trước kia vào những tháng cuối năm, thời tiết lạnh là điều kiện thuận lợi cho các bệnh về hô hấp. Tuy nhiên, trong điều kiện môi trường ngày càng bị ô nhiễm như hiện nay, bất cứ mùa nào chúng ta cũng dễ mắc bệnh nếu không biết cách bảo vệ thanh quản. 

1. Viêm thanh quản là gì? 

Thanh quản bao gồm 2 chức năng chính là hô hấp và phát âm. Ở người bình thường sẽ phát ra giọng nói có âm thanh, âm sắc rõ ràng. Nhưng đối với dây thanh quản đã bị tổn thương thì bệnh nhân sẽ phải đối mặt với những cảm giác đau rát và sự biến dạng của giọng nói, thường là giọng sẽ khàn hơn nhiều so với bình thường. Trong một số trường hợp đặc biệt, giọng nói của người bệnh gần như không thể phát ra được

2. Vì sao có chứng viêm thanh quản nghề nghiệp?

Viêm thanh quản nghề nghiệp là bệnh lý về đường hô hấp không nhiễm trùng. Nguyên nhân chính là do sự xuất hiện của các nốt sần trên dây thanh âm. 

Những người có nghề nghiệp phải sử dụng giọng nói thường xuyên, liên tục luôn đứng trước nguy cơ bị viêm thanh quản, khan tiếng, mất tiếng. Hay còn gọi là viêm thanh quản nghề nghiệp. 

Nguyên nhân là do tính chất công việc thường xuyên phải nói nhiều, nói lớn, nói liên tục khiến cho dây thanh bị kích thích quá mức. Dẫn đến làm tổn thương dây thanh. Bên cạnh đó, những người phải làm việc lâu dài trong môi trường ô nhiễm, hít phải hóa chất hay bị nhiễm cúm cũng khiến cho dây thanh quản bị viêm nhiễm

Tính chất công việc phải nói nhiều khiến thanh quản dễ kích ứng (Ảnh:Internet)

3. Triệu chứng của viêm thanh quản nghề nghiệp

Đặc trưng của chứng viêm thanh quản cấp là sốt, chảy nước mũi và cảm giác vùng họng như có dị vật vướng trong cổ, ho khan, giọng nói bị khàn dần, có khi mất tiếng. Sau vài ba ngày, từ ho khan chuyển sang có đàm lẫn mủ, người mệt mỏi.

Nếu không được điều trị kịp thời và triệt để, các đợt viêm thanh quản cấp tái phát nhiều lần sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính và gặp khó khăn trong việc điều trị

Ở giai đoạn mãn tính, người bệnh sẽ không còn có thể phát ra âm thanh một cách bình thường. Đặc biệt, không chỉ ảnh hưởng tới giọng nói, giao tiếp thường ngày của người bệnh, viêm thanh quản mạn tính còn có thể dẫn đến các khối u thực thể ở thanh quản hạt xơ dây thanh, u nang dây thanh, polip dây thanh, ung thư thanh quản,...

Viêm thanh quản có thể dẫn đến nhiều biến chứng khó lường (Ảnh:Internet)

4. Phương pháp điều trị và phòng ngừa

4.1 Điều trị

* Theo Y học hiện đại:

Để điều trị viêm thanh quản, bác sĩ thường dùng cho bệnh nhân nhóm thuốc kháng sinh, chống viêm,...hoặc phẫu thuật nếu có khối u ở thanh quản. 

* Theo phương pháp dân gian:  

Bệnh nhân có thể dùng các biện pháp dân gian cho các trường hợp viêm thanh quản cấp. Trường hợp chuyển sang mãn tính sẽ không có hiệu quả rõ rệt: 

- Chanh tươi và mật ong: Dùng một quả chanh tươi và 2 thìa nhỏ mật ong. Cắt lát quả chanh đem ngâm với mật ong đã chuẩn bị. Sau đó, ngâm trong khoảng 2 tiếng thì có thể lấy chanh ra và ngậm nuốt từ từ, nên uống cả phần nước cốt ngâm mật ong và chanh tươi sẽ rất tốt. 

Chanh tươi và mật ong khá tốt trong điều trị giảm sưng (Ảnh:Internet)

- Gừng tươi: Bạn chỉ cần lấy 1 củ gừng tươi gọt vỏ, rửa sạch, cắt thành từng lát mỏng rồi thái sợi nhỏ. Sau đó, cho gừng đã thái sợi vào nồi nước đem đun sôi khoảng 10 phút là được. Chờ cho nguội bớt rồi chắt lấy nước và uống nhiều lần trong ngày, mỗi ngày nên uống 3 - 5 lần để đạt được hiệu quả cao nhất

- Tỏi: Khi gặp tình trạng ngứa rát cổ họng, bạn chỉ cần ngậm một tép tỏi là đã có thể giảm bớt cơn ngứa rát, đau họng. Một cách đơn giản là hàng ngày có thể nhai vài tép tỏi sống và nuốt nước từ từ

Bên cạnh đó, bệnh nhân viêm thanh quản nghề nghiệp cần kết hợp những biện pháp sau:

- Cần nghỉ ngơi, hạn chế nói, đặc biệt tránh nói nhiều, nói to, các thói quen sai về phát âm

- Tránh các yếu tố kích thích như thuốc lá, khói bụi, thời tiết lạnh...

- Tạo sự điều hóa giữa phát âm và thở

- Tùy theo thể bệnh mà sẽ có các phương pháp điều trị nội khoa và ngoại khoa khác nhau


4.2 Phòng ngừa

- Uống thật nhiều nước vì chất lỏng sẽ giúp giữ cho chất nhầy trong thanh quản mỏng và dễ làm sạch hơn

- Không hút thuốc lá và tránh hút thuốc lá thụ động vì khói thuốc sẽ làm khô cổ họng đồng thời kích thích dây thanh âm

- Hạn chế tối đa nạp vào cơ thể đồ ăn/ thức uống có chứa các chất kích thích như rượu, cafe...Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, hệ thần kinh mà chất kích thích còn khiến người bệnh mất nước toàn thân

- Hạn chế các loại thức ăn có gia vị cay nóng vì sẽ không tốt cho thanh quản cũng như cho cả hệ tiêu hóa

Hạn chế đồ ăn cay nóng khi bị viêm thanh quản (Ảnh:Internet)

- Ăn nhiều trái cây và rau củ để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể và hỗ trợ giữ màng nhầy niêm mạc cổ họng luôn được khỏe mạnh

- Tránh tiếp xúc nhiều với những người đang bị nhiễm trùng đường hô hấp trên

- Quan trọng nhất là hãy bỏ đi thói quen hắng giọng. Nếu cảm thấy ngứa cổ họng có thể uống chút nước ấm, trà gừng hoặc ngậm kẹo cam thảo. Tác hại của hắng giọng là gây ra sự rung bất thường ở dây thanh âm. Khiến cho cổ họng phải tiết ra nhiều chất nhầy và làm khô họng

Có thể bạn quan tâm:

- Bạn có biết về hội chứng kỳ lạ - dị ứng âm thanh?

- Carb là gì mà ai cũng sợ?

- Cần làm gì khi liên tục bị ớn lạnh?

- Rối loạn tiền đình nên và không nên ăn gì?

31 Thg 10 2019

Vừa Mới Xem

  • THIẾT BỊ CHÍNH HÃNGđa dạng và chuyên sâu

  • ĐỔI TRẢ TRONG 30 NGÀYkể từ ngày mua hàng

  • CAM KẾT 100%chất lượng sản phẩm

  • MIỄN PHÍ VẬN CHUYỂNtheo chính sách giao hàng

GIỎ HÀNG

Giỏ hàng của bạn trống

TỔNG TIỀN
0₫
Phí vận chuyển sẽ được tính ở trang thanh toán. Bạn cũng có thể nhập mã giảm giá ở trang thanh toán.
Icon clisk