HIỂU ĐÚNG ĐỂ ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ HỘI CHỨNG RỐI LOẠN TIỀN ĐÌNH

Rối loạn tiền đình là chứng bệnh bắt gặp ở mọi đối tượng (Ảnh: Internet)

Với cường độ công việc và sự phát triển chóng mặt của cuộc sống hiện đại, bệnh rối loạn tiền đình dường như không còn là khái niệm quá xa lạ. Chứng bệnh này gây ra trạng thái mất cân bằng về tư thế. Làm cho người bệnh thường xuyên bị chóng mặt, quay cuồng, hoa mắt, ù tai, buồn nôn, đi đứng lảo đảo rất khó chịu.

Với nhiều triệu chứng khiến người bệnh gặp nhiều phiền phức khi sinh hoạt, thế nhưng rối loạn tiền đình đặc biệt rất dễ tái phát. Từ đó làm ảnh hưởng đến công việc và chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, bệnh rối loạn tiền đình lại dễ nhầm lẫn với nhiều triệu chứng khác. Do đó, việc hiểu đúng về rối loạn tiền đình là điều vô cùng cần thiết

1. Tiền đình là bộ phận nào? Và bệnh rối loạn tiền đình là ra sao?

  • Tiền đình

Tiền đình chính là bộ phận nằm phía sau ốc tai. Nó đóng vai trò trong việc duy trì sự cân bằng, đảm bảo cho các hoạt động của cơ thể được vững vàng khi bạn di chuyển, cúi xuống, xoay người khi nằm, đứng

Khi cơ thể hoạt động ở nhiều tư thế khác nhau, dây thần kinh số 8 sẽ truyền dẫn thông tin điều khiển đến hệ thống tiền đình để thực hiện chức năng nghiêng, lắc theo các chuyển động để cơ thể được thăng bằng

  • Rối loạn tiền đình

Rối loạn tiền đình thực chất không phải là một căn bệnh. Mà đó là hội chứng của nhiều biểu hiện khác nhau như: mất thăng bằng cơ thể, chóng mặt, rung giật nhãn cầu, ù tai, buồn nôn, nôn, vã mồ hôi, đau đầu...

Đây là bệnh được đánh giá là không nguy hiểm đến tính mạng. Nhưng khi mắc phải rối loạn tiền đình, bạn rất dễ gặp phải những bệnh lý khác. Nhất là các bệnh Tai - Mũi - Họng, thần kinh, tai biến mạch máu não, đột quỵ...Chúng đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh

Đáng lo ngại là bệnh này có thể bắt gặp ở mọi đối tượng. Không phân biệt tuổi tác, giới tính, nhưng phổ biến hơn cả là ở người thành niên, nhất là người lớn tuổi

Rối loạn tiền đình là hội chứng của nhiều biểu hiện khác (Ảnh: Internet)

2. Do đâu xảy ra bệnh rối loạn tiền đình?

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau tác động đến dây thần kinh số 8. Từ đó dẫn đến hội chứng rối loạn tiền đình bao gồm 2 loại:

2.1 Nguyên nhân tác động từ bên ngoài 

- Môi trường làm việc: Cuộc sống hiện đại, chúng ta thường xuyên phải tiếp xúc với máy tính nhiều hơn. Đặc biệt là người làm việc văn phòng. Họ là người lao động trí óc, làm việc với các con số hoặc ngồi lâu một chỗ,...là đối tượng có nguy cơ mắc hội chứng rối loạn tiền đình cao

- Môi trường sống: Môi trường sống thường xuyên tiếp xúc với bụi bẩn, hóa chất, khói thuốc lá hoặc âm thanh quá lớn cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến rối loạn tiền đình

Cuộc sống hiện đại, chúng ta thường xuyên phải tiếp xúc với ô nhiễm nhiều hơn

2.2 Nguyên nhân nội tại trong cơ thể

- Tuổi tác

Các cơ quan trong cơ thể chúng ta bị lão hóa và dần bị suy giảm chức năng. Việc lưu thông máu lên não cũng kém hơn. Khi não bộ không được cung cấp đủ máu 

- Căng thẳng và lo lắng kéo dài

Đây cũng là nguyên nhân phổ biến gây ra chứng rối loạn tiền đình ở nhiều người. Stress là yếu tố khiến cơ thể bạn sản sinh ra hóc môn Cortisol - một loại hóc-môn có thể dẫn đến các bệnh như: cao huyết áp, tim mạch, tiểu đường,...Từ đó làm hệ thống thần kinh bị tổn thương, trong đó có dây thần kinh số 8. Khi dây thần kinh số 8 bị ảnh hưởng, hệ thống tiền đình không được tiếp nhận thông tin đúng cách. Dẫn đến mất thăng bằng trong hoạt động cơ thể

- Ảnh hưởng của các bệnh lý

Các chứng bệnh như huyết áp thấp, thiếu máu, rối loạn nội tiết tố ở phụ nữ tiền mãn kinh, các bệnh về tim mạch, viêm tai giữa, viêm dây thần kinh, u não....là nguyên nhân làm tắc nghẽn mạch máu. Khi không được cung cấp đầy đủ đến hệ thống tiền đình, từ đó sẽ gây ra những triệu chứng rối loạn ở bộ phận này

Huyết áp thấp dễ dẫn đến rối loạn tiền đình (Ảnh: Internet)

- Những chấn thương

Thiếu máu ở phụ nữ sau sinh hoặc các chấn thương ở vùng đầu có thể gây ra tình trạng huyết ứ, não mạch trở trệ. Đây cũng là nhân tố dẫn đến tình trạng hoa mắt, chóng mặt, mất thăng bằng ở nhiều người

- Ảnh hưởng từ thói quen sinh hoạt

Đối với những người ăn uống không điều độ, thường xuyên sử chất kích thích hoặc uống quá nhiều thuốc...cũng rất dễ mắc phải hội chứng rối loạn tiền đình

3. Triệu chứng và dấu hiệu phân biệt với các bệnh lý khác

3.1 Triệu chứng chung của rối loạn tiền đình

Nếu hệ thống bị tổn thương do bệnh, lão hóa hoặc chấn thương, rối loạn tiền đình có thể xảy ra và thường liên quan đến một hoặc nhiều triệu chứng bao gồm:

- Chóng mặt và hoa mắt

Bạn sẽ có ảo giác về việc chuyển động của mọi vật xung quanh. Đó là cảm giác xoay tròn, chuyển động thẳng hoặc nghiêng ngả. Chóng mặt là sự nhận thức về các chuyển động nhưng thực chất không có chuyển động nào xảy ra. 

Đi kèm theo đó là triệu chứng hoa mắt. Xuất hiện các dao động nhịp nhàng không có chủ ý của hai mắt. Hai nhãn cầu cứ vận động liên tục, có nhịp theo chiều ngang, dọc hoặc xoay tròn

Bạn sẽ có ảo giác về việc chuyển động của mọi vật xung quanh (Ảnh: Internet)

- Mất cân bằng và phương hướng không gian

Đây là triệu chứng đặc trưng thứ 2 và có nhiều mức độ nặng nhẹ khác nhau. Người bệnh có cảm giác lâng lâng, không thể đứng vững giống như bị say rượu, khi chuyển biến nặng có thể khiến người bệnh không đứng được.

Rối loạn nhẹ hoặc vừa sẽ có triệu chứng biểu hiện là đứng không vững, có ngã về một phía, bước đi loạng choạng…

- Đau đầu

Đau đầu do rối loạn tiền đình rất khác biệt so với những cơn đau đầu thông thường. Thông thường người bệnh sẽ rất tỉnh táo. Đầu không có cảm giác đau nhức dữ dội nhưng lại nặng trĩu như có vật nặng đè lên đầu, ép lại. Đi kèm theo triệu chứng đau đầu  là khó tập trung, bàn chân, bàn tay đổ mồ hôi. Các cơn đau đầu có thể tăng nặng nếu ở trong môi trường nhiều tiếng ồn.

Đau đầu do rối loạn tiền đình rất khác biệt so với những cơn đau đầu thông thường (Ảnh: Internet)

- Một số triệu chứng khác

Người bệnh rối loạn tiền đình còn có thể xuất hiện nhiều triệu chứng khác như: ù tai, giảm thính lực, buồn nôn, nôn, tim đập nhanh, vã mồ hôi, tái xanh, chóng mặt không xác định rõ, mất ý thức và đôi khi ngất..).

3.2 Phân biệt rối loạn tiền đình với chứng bệnh khác

* Rối loạn tiền đình và chóng mặt thông thường

Trên thực tế, các biểu hiện của chóng mặt trong rối loạn tiền đình rất dễ nhầm lẫn với các cơn chóng mặt thông thường. Có thể phân biệt nhanh chứng chóng mặt bình thường và do tiền đình qua bảng sau:


Rối loạn tiền đìnhChóng mặt thông thường
Biểu hiệnQuay tròn, nghiêng ngả, vật thể xung quanh di chuyểnCảm giác bập bềnh
Tần suấtTheo từng cơnXuất hiện thường xuyên
Yếu tố ảnh hưởng đến chóng mặt

Các cử động đầu

Cơ thể bị tổn thương, thở nhanh, thở gấp, tim đập bất thường
Triệu chứng đi kèmBuồn nôn, đi đứng lảo đảo, ù tai, suy giảm khả năng ngheĐổ mồ hôi da, da nhợt nhát, chân tay tê cứng không cử động được










Chính vì nhầm lẫn mà nhiều bệnh nhân mắc rối loạn tiền đình thường đi khám muộn vì nghĩ chỉ là các cơn chóng mặt thông thường


* Rối loạn tiền đình và thiếu máu lên não

Nhầm lẫn giữa 2 căn bệnh tương tự này khiến nhiều người điều trị sai cách. Dẫn đến không thuyên giảm bệnh mà còn khiến cho triệu chứng trở nên trầm trọng. Các chuyên gia cho biết, thiếu máu lên não chỉ là một nguyên nhân chính gây ra rối loạn tiền đình và 2 tình trạng bệnh này là hoàn toàn không giống nhau.


Thiếu máu lên nãoRối loạn tiền đình
Triệu chứng– Đau đầu thường là đau sau gáy hoặc nửa đầu.


– Có thể xác định được vị trí đau đầu.

– Có thể nhận thức được.

– Đứng lên ngồi xuống vững vàng.

– Không bị ù tai.

– Ít gặp thay đổi về tâm lý.

Cơn đau đầu có thể lan khắp đầu, nặng đầu.


– Không xác định được vị trí đau đầu.

– Mất nhận thức hoặc ngất xỉu.

– Đứng lên ngồi xuống khó khăn, mất thăng bằng, lảo đảo.

– Bị ù tai

– Tâm lý thay đổi: lo âu,mất tự chủ, hoảng loạn, trầm cảm.

Biến chứngLâu ngày sẽ dẫn đến rối loạn tiền đình.Các bệnh thần kinh, tai biến, đột quỵ, thậm chí là tử vong.

4. Làm gì để tránh rối loạn tiền đình

- Thường xuyên tập thể dục thể thao.

- Đối với người làm việc văn phòng, cần tránh ngồi quá lâu trước máy vi tính. Thường xuyên thực hiện các bài tập vận động vùng đầu, cổ gáy.

- Tập đẩy hơi vào 2 tai bằng cách dùng 2 bàn tay áp vào 2 bên tai mỗi ngày 50-100 lần.

- Uống nước thường xuyên khoảng 2 lít/ngày, nên để ly nước lọc trên bàn làm việc để tập thói quen uống nước thường xuyên. Tránh để quá khát mới uống nước.

Nên uống nước lọc thường xuyên (Ảnh: Internet)

- Khi bệnh nhân đã mắc hội chứng rối loạn tiền đình thì phải cẩn trọng trong tư thế sinh hoạt. Điển hình như không nên quay cổ một cách đột ngột hoặc đứng lên ngồi xuống quá nhanh

- Tránh lái xe hoặc điều khiển máy móc có động cơ mạnh để tránh tiếng ồn. Bệnh nhân cũng cần giảm căng thẳng, lo âu, tránh đọc sách báo khi ngồi ôtô, nên ngồi hoặc nằm ngay xuống nếu cảm thấy chóng mặt...

- Cần đến các cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và có phác đồ điều trị kịp thời 

Bạn có thể chưa biết:

Cần làm gì khi liên tục bị ớn lạnh?

- 9 bí quyết chăm sóc da lúc giao mùa

- Người bị mỡ máu cao không nên bỏ qua 12 loại thực phẩm sau?

- Có nên trị sẹo bằng collagen không?

25 Thg 10 2019

Vừa Mới Xem

  • THIẾT BỊ CHÍNH HÃNGđa dạng và chuyên sâu

  • ĐỔI TRẢ TRONG 30 NGÀYkể từ ngày mua hàng

  • CAM KẾT 100%chất lượng sản phẩm

  • MIỄN PHÍ VẬN CHUYỂNtheo chính sách giao hàng

GIỎ HÀNG

Giỏ hàng của bạn trống

TỔNG TIỀN
0₫
Phí vận chuyển sẽ được tính ở trang thanh toán. Bạn cũng có thể nhập mã giảm giá ở trang thanh toán.
Icon clisk