CHỈ SỐ ĐƯỜNG HUYẾT Ở NGƯỜI BÌNH THƯỜNG VÀ BỆNH NHÂN TIỂU ĐƯỜNG LÀ BAO NHIÊU?

Chỉ số đường huyết giúp xác định nồng độ glucose trong máu của người tại thời điểm khảo sát, là một trong những chỉ số quan trọng nhất để đánh giá bệnh tiểu đường. Phụ thuộc vào thời gian mắc tiểu đường, tại các thời điểm khác nhau, thì ngưỡng giá trị an toàn của chỉ số đường huyết sẽ không giống nhau.

Chỉ số đường huyết là gì?

Chỉ số đường huyết viết tắt là GI (glycemic index), là nồng độ đường glucose có trong máu. Glucose là loại đường đơn giản nhất, có trong các thực phẩm chứa tinh bột, đường như: gạo, sắn, ngô, khoai, các loại củ, các loại đường… Đây là nguồn cung cấp “năng lượng” chính, đảm bảo cho các hoạt động bình thường của cơ thể.

Chỉ số GI của một thực phẩm được phân loại: thấp, trung bình hoặc cao. Thực phẩm có chỉ số GI cao thường chứa loại đường glucose hấp thu nhanh. Điều đó có nghĩa là sau khi ăn các thực phẩm loại này, thì mức đường glucose trong máu sẽ tăng vọt lên rất nhanh, nhưng cũng giảm nhanh ngay sau đó. Trong khi đó, các thực phẩm có chỉ số GI thấp sẽ tốt hơn vì mức đường huyết được tăng lên từ từ đều đặn và cũng giảm xuống một cách chậm rãi, giúp giữ được nguồn năng lượng ổn định, có lợi hơn cho sức khỏe và trí não.

Chỉ số đường huyết được đo như thế nào?

Chỉ số đường huyết trong cơ thể chúng ta không hề giống nhau ở các thời điểm trong ngày, nên để thống nhất, người ta sẽ dựa vào 4 xét nghiệm sau đây:

  • Xét nghiệm chỉ số đường huyết ngẫu nhiên: mẫu máu được lấy tại các thời điểm bất kỳ trong ngày.
  • Xét nghiệm chỉ số đường huyết khi đói: mẫu máu sẽ được lấy ít nhất 8h sau khi ăn.
  • Xét nghiệm chỉ số đường huyết qua dung nạp glucose: người cần xét nghiệm sẽ uống 75g glucose, sau đó lấy mẫu máu kiểm tra sau 2, 4, 6, 8h…
  • Xét nghiệm HbA1c: là giá trị phản ánh nồng độ đường huyết trung bình trong vòng 2-3 tháng qua, cho kết quả chính xác, ít sai lệch.

Đơn vị đo đường huyết có thể tính bằng mg/dL hoặc mmol/l (1 mmol/l = 18 mg/dL). Riêng HbA1c tại Việt Nam được tính bằng đơn vị %.

Chỉ số đường huyết bao nhiêu là bình thường?

Chỉ số đường huyết của mỗi người không bao giờ duy trì ở một mức nhất định mà có sự biến động từ trước khi ăn đến sau khi ăn. Vậy chỉ số đường huyết bình thường là bao nhiêu?

Chỉ số đường huyết GI an toàn của người bình thường là 70mg/dl, cao là từ 181 trở lên. Chỉ số đường huyết thay đổi trước khi ăn, sau khi ăn và phụ thuộc nhiều vào các loại thực phẩm mà bạn dung nạp trong bữa ăn.

Chỉ số đường huyết an toàn, bình thường

  • Đường huyết bình thường trong có thể rơi khoảng từ 70-99 mg/dL tương đương với 3.9 – 5.55 mmol/L.
  • Khi hoạt động bình thường, lượng đường trong máu phục hồi ở khoảng 82-110mg/dL tương đương với 4,4 – 6,1 mmol/L.
  • Đường huyết sau ăn 2h: đường huyết có thể tăng tạm thời lên đến 7,8 mmol/L (140 mg/dL)

Chỉ số đường huyết chẩn đoán tiền tiểu đường

  • Xét nghiệm đường huyết lúc đói: 100 – 125 mg/dL tương đương với 5.6-6.9 mmol/L.
  • Chỉ số HbA1c: 5,7 – 6,4%.
  • Nghiệm pháp dung nạp glucose: 140 – 199mg/dL tương đương với 7,8 – 11,0 mmol/L.

Chỉ số đường huyết của người mắc bệnh tiểu đường

Khi mắc bệnh đái tháo đường, chỉ số đường huyết của người bệnh sẽ như sau:

  • Thực hiện xét nghiệm đường glucose hai lần liên tiếp: >=126 mg/dL (7mmol/L)
  • Đường huyết ngẫu nhiên được do bất kỳ thời điểm nào trong ngày: >=200 mg/dL (11.1 mmol/L)
  • Chỉ số đường huyết trước bữa ăn: 4 – 7 mmol(72 mg/dL – 128mg/dl) cho những người bệnh loại 1 và loại 2.
  • Chỉ số đường huyết sau ăn: dưới 9mmol/L (162 mg/dl) cho những bệnh nhân có loại 1 và 8,5mmol (153mg/dl) cho người bệnh loại 2.
  • Xét nghiệm HbA1c: >= 6,5%.
  • Nghiệm pháp dung nạp glucose sau 2h (uống một lượng đường trước khi tiến hành): <=200 mg/dL (11.1mmol/L).

Chỉ số đường huyết của phụ nữ đang mang thai

Khi mang thai, lượng máu trong cơ thể phụ nữ tăng lên để đáp ứng nhu cầu cho hai người, vì thế, lượng đường trong máu sẽ giảm. Mức đường huyết bình thường đối với phụ nữ mang thai thấp hơn so với những người không mang thai.

Dựa trên các nghiên cứu hiện nay, đường huyết bình thường trong thai kỳ nằm trong khoảng:

- Đường huyết lúc đói: 70,9 mg/dL ± 7,8 (3,94 mmol/L ± 0,43)

- Đường huyết một giờ sau ăn: 108.9 mg/dL ± 12.9 (6.05mmol/L ± 0.72)

- Đường huyết hai giờ sau ăn: 99.3 mg/dL ± 10.2 (5.52mmol/L ± .57)

Phụ nữ mang thai mắc đái tháo đường nên duy trì đường huyết ở mức

- Đường huyết lúc đói: 79 mg/dL (4.4 mmol /L)

- Đường huyết một giờ sau ăn: 122 mg/dL (6.8 mmol/L)

- Đường huyết hai giờ sau ăn: 110 mg/dL (6,1 mmol/L)

Chẩn đoán bệnh tiểu đường bằng cách xác định chỉ số đường huyết

Có 2 cách để kiểm tra và chẩn đoán người nào đã mắc bệnh tiểu đường.

1. Kiểm tra chỉ số đường huyết trước khi ăn:

Việc kiểm tra chỉ số đường huyết nên thực hiện vào buổi sáng và bạn cần phải nhịn ăn sáng để kiểm tra, lượng đường trong máu sẽ như sau:

  • Đối với người bình thường: 4,0 – 5,9 mmol/l (70-107 mg/dl)
  • Đối với người tiền tiểu đường hoặc suy Glucose đường huyết: 6,0 – 6,9 mmol/l (108-126 mg/dl)
  • Chẩn đoán người bệnh tiểu đường: hơn 6,9 mmol/l (126 mg/dl)

2. Kiểm tra lượng đường huyết sau khi ăn 2 giờ:

  • Đối với người bình thường: dưới 7,8 mmol/l (140 mg/dl)
  • Đối với người tiền tiểu đường hoặc suy dung nạp glucose: 7,9-11,1 mmol/l (141 đến 200 mg/dl)
  • Chẩn đoán người bệnh tiểu đường: hơn 11,1 mmol/l (200 mg/dl)

Những nguyên nhân khiến lượng đường trong máu cao

Chỉ số đường huyết cao có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, như:

  • Chế độ ăn chưa khoa học: ăn quá nhiều tinh bột, nước ngọt, rượu bia, cà phê, rượu bia hay đồ chế biến sẵn nhiều dầu mỡ.
  • Ít vận động, thường xuyên ngồi lâu một vị trí.
  • Dư cân, béo phì.
  • Tự ý bỏ thuốc hạ đường huyết vì lo sợ tác dụng phụ.
  • Căng thẳng, stress, mất ngủ.
  • Bị cảm lạnh, viêm dạ dày, sau phẫu thuật, chấn thương

Tuy nhiên, nguyên nhân chính khiến lượng đường trong máu tăng cao vẫn là tình trạng kháng lnsulin và tuyến tụy giảm khả năng sản xuất lnsulin. Vì vậy, bên cạnh việc duy trì lối sống lành mạnh cùng phối hợp tốt với bác sĩ, kết hợp thêm các giải pháp làm giảm kháng lnsulin cũng như tăng cường chức năng tuyến tụy là chiến lược lâu dài để tránh đường huyết tăng cao.

Cách ổn định duy trì chỉ số đường huyết

- Theo dõi đường huyết thường xuyên và đều đặn.

- Uống đều đặn thuốc hạ đường huyết hay insulin: Uống theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh những tác dụng phụ không mong muốn; phải tuân thủ theo đơn thuốc, lộ trình điều trị của bác sĩ, không được tự ý thay đổi liều lượng thuốc hay thêm thuốc mới mà không có sự đồng ý của bác sĩ.

- Thực hiện chế độ ăn hợp lý, cân đối các thành phần: Glucid 50 - 60%, protid 15 - 20%, lipid 20 - 30% tổng số calo trong ngày.

- Thực phẩm có GI (glycemic index) cao, thường là các loại thực phẩm chứa đường hấp thu nhanh, đồng nghĩa với việc lượng glucose trong máu sẽ tăng vọt lên nhưng đồng thời cũng giảm rất nhanh.

- Đối với thực phẩm có GI thấp, trung bình thì lượng glucose máu tăng lên từ từ đều đặn, giảm một cách chậm rãi. Điều này rất thích hợp cho bệnh nhân tiểu đường, giúp kiểm soát đường huyết một cách an toàn, hiệu quả như đậu xanh, khoai lang, bưởi, đào...

- Tập thể dục thường xuyên, tối thiểu 30 phút mỗi ngày, 5 ngày/tuần, lưu ý kiểm tra đường huyết, huyết áp, tình trạng tim mạch trước khi tập. Các loại hình luyện tập đi bộ, bơi lội, cầu lông, leo cầu thang đều được, nhưng chọn loại nào phù hợp với tình hình sức khỏe, biến chứng và bệnh đi kèm của người bệnh.

- Giữ thái độ lạc quan, thoải mái, tránh stress, áp lực.

- Bổ sung các hoạt chất sinh học có trong một số thảo dược để giúp hỗ trợ là một trong các giải pháp tích cực để giảm thiểu tổn thương  mạch máu thần kinh khi đường huyết tăng cao hoặc tăng giảm thất thường.

VIÊN UỐNG HỖ TRỢ TIỂU ĐƯỜNG BEWEL GLUCOWEL - Bí quyết hỗ trợ bệnh tiểu đường từ Nhật Bản

Bewel Glucowel được nghiên cứu và phát triển bởi công ty Dược phẩm Waki Pharma – Nhật Bản, có truyền thống lâu đời từ năm 1882. Sản phẩm là sự kết hợp đặc biệt từ các loại thảo dược phổ biến trong hỗ trợ điều trị tiểu đường bao gồm: tinh chất quả mướp đắng, tinh chất lá dâu tằm, rễ cây vàng, lá cải xoăn và chất xơ không tan giúp giảm và điều hòa lượng đường trong máu, giúp hỗ trợ giảm bệnh lý tiểu đường.

Công dụng: Hỗ trợ kiểm soát và giảm lượng đường trong máu.

Đối tượng sử dụng: người từ 18 tuổi trở lên, có nguy cơ đường trong máu cao, hoặc có bệnh lý về tiểu đường

Cách dùng: dùng 3 viên/ ngày, sau bữa ăn chính

Lưu ý: sản phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Truy cập ngay để sở hữu sản phẩm: https://bitly.vn/t-p

Hoặc bạn có thể liên hệ trực tiếp hotline 1800558898 (Miễn phí cước gọi) và 0941008899 (Zalo) để mua hàng hoặc được các Dược sĩ tại Trung Sơn tư vấn chi tiết. 

Xem thêm những bài viết liên quan:

06 Thg 7 2019

Vừa Mới Xem

  • THIẾT BỊ CHÍNH HÃNGđa dạng và chuyên sâu

  • ĐỔI TRẢ TRONG 30 NGÀYkể từ ngày mua hàng

  • CAM KẾT 100%chất lượng sản phẩm

  • MIỄN PHÍ VẬN CHUYỂNtheo chính sách giao hàng

GIỎ HÀNG

Giỏ hàng của bạn trống

TỔNG TIỀN
0₫
Phí vận chuyển sẽ được tính ở trang thanh toán. Bạn cũng có thể nhập mã giảm giá ở trang thanh toán.
Icon clisk