CẦN LÀM GÌ KHI LIÊN TỤC BỊ ỚN LẠNH?

Ớn lạnh là triệu chứng nhiều người gặp phải và cần được chú ý (Ảnh: Internet)

Chắc hẳn cũng có đôi lần bạn có cảm giác rờn rợn hoặc ớn lạnh trong cơ thể. Thực tế rất nhiều người thường hay gặp phải triệu chứng ớn lạnh mặc dù đang trong điều kiện nhiệt độ thời tiết bình thường. Đây có thể là dấu hiệu ban đầu của một số vấn đề trục trặc của sức khỏe. Do đó, bạn cần tìm hiểu nguyên nhân từ đó có hướng giải pháp cho hiện tượng này

1.Triệu chứng ớn lạnh là gì?

Ớn lạnh không phải là một bệnh lý cụ thể. Đây là một triệu chứng ban đầu để nhận biết nhiều loại bệnh khác nhau. Triệu chứng ớn lạnh trong người là cảm giác xuất phát từ tình trạng các bộ phận trên cơ thể cảm thấy lạnh, bủn rủn tay chân. Dù cơ thể đã được giữ ấm hoặc nhiệt độ môi trường bên ngoài bình thường

2. Các dấu hiệu bệnh lý có thể gặp phải khi bị ớn lạnh

Khi thấy ớn lạnh mà nhiệt độ bên ngoài bình thường có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý cơ thể gặp phải như sau

  • Bạn quá gầy

Trọng lượng cơ thể nhẹ có thể là nguyên nhân dễ hiểu khiến bạn cảm thấy ớn lạnh dù không phải đang ở trong mùa đông. Khi bị thiếu cân, cơ thể đang bị thiếu hụt chất béo làm nhiệm vụ như một bức tường ngăn cản nhiệt độ xâm nhập vào cơ thể.

Hơn nữa, khi chỉ số BMI (tỷ lệ tương quan giữa cân nặng và chiều cao) quá thấp, quá trình trao đổi chất chậm lại và cơ thể không tạo ra đủ nhiệt. Do đó lúc nào bạn cũng cảm thấy ớn lạnh. Bạn có thể tăng cường ăn các loại thực phẩm lành mạnh có chứa nhiều protein, chất béo và carbohydrat phức tạp

  • Suy tuyến giáp

Khi tuyến giáp có dấu hiệu bị suy yếu, lượng hóc-môn tiết ra không đủ để tuyến giáp hoạt động đúng chức năng cũng có thể gây ra những hệ lụy cho sức khỏe. Điều này khiến quá trình trao đổi chất của cơ thể chậm lại. Từ đó ngăn cơ thể sản xuất nhiệt gây ra triệu chứng ớn lạnh thường xuyên. Ngoài ra, các dấu hiệu khác của suy giáp còn có da, tóc khô và mệt mỏi

Bệnh nhân suy tuyến giáp cũng thường xuyên bị cảm giác ớn lạnh (Ảnh: Internet)

  • Tuần hoàn máu kém

Tiến sĩ Margarita Rohr tại Trung tâm y tế Langone ở New York (Mỹ) cho biết, nếu bàn tay và bàn chân luôn lạnh như băng, trong khi các bộ phận còn lại của cơ thể vẫn bình thường. Đây có thể là do vấn đề lưu thông máu và tứ chi của bạn quá kém. Bệnh tim mạch có thể là một nguyên nhân. Bởi đó là dấu hiệu cho thấy tim không bơm máu hiệu quả hoặc các động mạch bị tắc nghẽn ngăn không cho máu đến các ngón tay và ngón chân

  • Mất nước

Nếu bạn bị mất nước và không bổ sung đủ lượng cần thiết trong ngày, bạn có thể cảm thấy ớn lạnh vào ban đêm lẫn ban ngày. 70% cơ thể là nước và nước giúp điều chỉnh nhiệt độ cơ thể. Nếu đủ, nước sẽ giữ nhiệt và lan tỏa nó từ từ, giúp cơ thể luôn ấm áp. Nếu thiếu nước, cơ thể sẽ nhạy cảm hơn với nhiệt độ từ bên ngoài. Từ đó gây ra cảm giác ớn lạnh

Ngoài ra, bạn còn có thể gặp phải các triệu chứng khác như đau đầu, thiếu mồ hôi, khô da, mắt và miệng khô. Đồng thời, bạn cảm giác rất khát, tăng tình trạng đói và chóng mặt...nếu cơ thể bị mất nước

  • Thiếu vitamin B12

Cơ thể cần vitamin B12 để các tế bào màu đỏ mang oxy đến các hệ thống trong cơ thể. Không đủ vitamin B12 có thể dẫn đến thiếu máu hoặc làm giảm số lượng tế bào hồng cầu, từ đó dẫn đến tình trạng ớn lạnh mãn tính. Chất dinh dưỡng này được tìm thấy trong các sản phẩm động vật. Để có đủ lượng vitamin B12 cần thiết, bạn nên tăng cường chế độ ăn uống với nhiều thịt nạc, cá, sữa...

Vitamin B12 cần thiết cho quá trình trao đổi chất (Ảnh: Internet)

  • Tiểu đường tuýp 2

Nếu bạn bị tiểu đường tuýp 2, bạn cũng có thể bị thiếu máu cùng các vấn đề về thận và tuần hoàn. Điều này có thể khiến bạn cảm thấy ớn lạnh liên tục, đặc biệt lòng bàn tay, bàn chân lúc nào cũng lạnh ngắt.

  • Khối lượng cơ bắp ít

Cơ giúp duy trì nhiệt độ cơ thể bằng cách sản xuất nhiệt. Không có đủ cơ bắp góp phần gây nên cảm giác lạnh. Ngoài ra, khối lượng cơ bắp nhiều còn giúp thúc đẩy sự trao đổi chất nhằm chống lại các cơn ớn lạnh tấn công. Tập thể dục đều đặn là cách tốt nhất để xây dựng cơ bắp săn chắc.

  • Bệnh cảm cúm

Cúm là do một loại virus ảnh hưởng đến toàn cơ thể bạn, đặc biệt là mũi, họng và phổi. Khi bị cúm, bạn có thể gặp phải các triệu chứng sốt cao và ớn lạnh, đi kèm là cảm thấy đau đầu, đau cơ, ho và mệt mỏi trong người.

  • Thiếu chất sắt

Sắt là một trong những khoáng chất vô cùng quan trọng giúp các tế bào máu đỏ vận chuyển oxy đi khắp cơ thể, nuôi dưỡng tế bào và ổn định thân nhiệt. Nếu không có đủ dưỡng chất này, các tế bào máu đỏ khó hoạt động hiệu quả dễ gây hiện tượng ớn lạnh.

  • Thiếu ngủ

Thiếu ngủ có thể gây ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh, từ đó tác động đến nhiệt độ cơ thể. Nghiên cứu cho thấy để đáp ứng với căng thẳng do thiếu ngủ, một khu vực ở não chịu trách nhiệm điều chỉnh nhiệt độ có xu hướng giảm xuống nên gây ra những cơn ớn lạnh liên tục. Một nghiên cứu trên chuyên trang European Journal of Physiology của Đức ghi nhận có sự sụt giảm nhiệt độ cơ thể ở những người người bị thiếu ngủ. Thiếu hụt trao đổi chất hầu như là nguyên nhân chủ yếu. Mệt mỏi sau một đêm mất ngủ khiến quá trình trao đổi diễn ra với tốc độ chậm chạp, từ đó khiến việc sản xuất nhiệt ít đi.

Mệt mỏi do thiếu ngủ khiến cơ thể bị giảm nhiệt và ớn lạnh (Ảnh: Internet)

3. Cách phòng và điều trị chứng ớn lạnh liên tục

Chứng ớn lạnh là bệnh về thể chất, không có nguy cơ tử vong. Tuy nhiên, nếu biến chứng thành các căn bệnh khác sẽ gây nguy hiểm cho cơ thể. Có một số cách có thể làm giảm tình trạng ớn lạnh trong người mà bạn có thể áp dụng tại nhà

  • Uống đủ nước trong ngày để tăng cường thể chất.
  • Ăn các loại thực phẩm có chất béo lành mạnh để tăng chất béo trong cơ thể như hạnh nhân, óc chó, hạt hướng dương... Bổ sung thêm các thực phẩm giàu chất sắt như cải bó xôi, thịt đỏ, mật mía, ngũ cốc...Ngoài ra, đối với một số thể trạng ít hấp thu qua đường ăn, bạn có thể sử dụng các loại thực phẩm chức năng để cung cấp thêm chất sắt hoặc vitamin nhóm B
  • Rèn luyện thể dục để làm tăng khối lượng và sức mạnh của cơ. Bạn có thể tăng cường thêm các bài tập cho tim mạch, điều này có lợi cho các mao mạch và cải thiện lưu thông máu nói chung.

Thường xuyên rèn luyện thể dục thể thao để tăng sức đề kháng (Ảnh: Internet)

  • Massage bàn tay và bàn chân ngay sau khi bạn cảm thấy lạnh để làm tăng nhiệt. Có thể sử dụng các thiết bị sưởi ấm như chăn điện nếu bạn gặp phải cơn ớn lạnh khi ngủ đêm.
  • Các loại thức uống lành mạnh: Bạn có thể thử uống các loại thức uống không chứa caffein trước khi đi ngủ như trà thảo dược và sữa ấm.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy liên hệ hotline miễn phí 1800558898 để được nhóm Dược sĩ chuyên môn tại Hệ thống nhà thuốc Trung Sơn giải đáp thắc mắc và hỗ trợ tư vấn phương pháp điều trị tốt nhất.

Có thể bạn quan tâm 

- 9 bí quyết chăm sóc da hiệu quả trong thời tiết giao mùa

Lời khuyên vàng phòng ngừa hen suyễn trong thời tiết giao mùa

- Xác định nguyên nhân điều trị dứt điểm khi trẻ bị ho

- Bệnh thiếu máu - nhận biết ngay các dấu hiệu này trước khi quá muộn

24 Thg 10 2019

Vừa Mới Xem

  • THIẾT BỊ CHÍNH HÃNGđa dạng và chuyên sâu

  • ĐỔI TRẢ TRONG 30 NGÀYkể từ ngày mua hàng

  • CAM KẾT 100%chất lượng sản phẩm

  • MIỄN PHÍ VẬN CHUYỂNtheo chính sách giao hàng

GIỎ HÀNG

Giỏ hàng của bạn trống

TỔNG TIỀN
0₫
Phí vận chuyển sẽ được tính ở trang thanh toán. Bạn cũng có thể nhập mã giảm giá ở trang thanh toán.
Icon clisk