CÁC BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM CỦA BỆNH GOUT TÀN PHÁ SỨC KHỎE NGƯỜI BỆNH THẾ NÀO?

Bệnh gout - căn bệnh không còn quá xa lạ khi tỉ lệ mắc bệnh đang ngày càng gia tăng và có xu hướng trẻ hóa một phần do chế độ sinh hoạt và ăn uống trong xã hội hiện đại. Tình trạng viêm khớp phổ biến này hình thành do sự dư thừa axit uric trong cơ thể. Bệnh gout nếu không được điều trị sớm có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

Bệnh gout là bệnh có hình thái giống như bệnh viêm khớp hay thấp khớp, nguyên nhân do rối loạn chuyển hóa làm tăng lượng axit uric trong huyết thanh. Axit uric kết tinh thành những tinh thể sắc nhọn như những mũi kim, luồn vào nằm bên trong khớp xương khiến mô bọc khớp xương bị viêm và các đầu mút thần kinh trở nên nhạy cảm, bị kích thích dữ dội, gây ra những cơn đau khủng khiếp và dai dẳng.

NGUYÊN NHÂN GÂY RA BỆNH GOUT 

Nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh gout là tình trạng giảm bài tiết acid uric, thường được đào thải ra khỏi cơ thể thông qua thận. Nồng độ acid uric trong máu gia tăng nhanh chóng nếu thận hoạt động kém hiệu quả, tích tụ lại tại khớp và gây ra đau đớn.  

Di truyền, chế độ ăn uống không lành mạnh, lạm dụng một số loại thuốc điều trị gây tổn thương và khiến thận hoạt động kém hiệu quả như thuốc lợi tiểu, aspirin liều thấp trong thời gian dài. 

Bệnh cũng có thể xảy ra do chế độ ăn uống không lành mạnh, tiêu thụ quá nhiều thực phẩm giàu purin – một hợp chất mà khi vào cơ thể sẽ phân hủy thành axit uric máu. Các thực phẩm giàu purin có thể kể tới như: Thịt đỏ, nội tạng động vật, hải sản,…

TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH GOUT 

Các dấu hiệu bệnh gout rất dễ bị nhầm lẫn với tình trạng viêm khớp khác. Dưới đây là các triệu chứng bệnh gout bạn cần phải biết để phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời.

- Đau khớp dữ dội: Bệnh gout thường ảnh hưởng đến khớp ngón chân cái đầu tiên, nhưng nó cũng có thể xảy ra ở bất kỳ khớp nào trong cơ thể. Khi bị bệnh gout, bạn sẽ nhận thấy cơn đau dữ dội nhất trong vòng từ 4 – 12 giờ đầu tiên.

- Cơn đau khớp dữ dội về đêm: Một triệu chứng bệnh gout điển hình khác là bạn sẽ có những cơn đau khớp dữ dội về đêm.

- Da bị đỏ, ngứa và bong tróc: Bệnh gout sẽ làm các vùng da tại vị trí đau khớp của người mắc bị đỏ, trông như nhiễm trùng. Khi cơn đau thuyên giảm, bạn sẽ thấy các vùng da đó bị ngứa và bong tróc.

- Gặp khó khăn khi vận động: Khi bệnh gout tiến triển, bạn có thể không di chuyển được khớp như bình thường gây ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt hàng ngày.

- Cơn đau tái phát theo đợt: Gout sẽ hành hạ người mắc theo từng đợt bất thường. Các đợt đau gout tái phát có thể cách nhau từ vài tháng tới vài năm tùy thuộc cách mà bạn kiểm soát bệnh.

NHỮNG BIẾN CHỨNG GOUT NGUY HIỂM NGƯỜI BỆNH CẦN LƯU Ý 

Bệnh gout nếu không được điều trị sớm và kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Biến chứng của bệnh gout, bao gồm:

- Ảnh hưởng đến sinh hoạt: Bệnh gout gây nên những cơn đau nhức khó chịu làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến vận động và các hoạt động hàng ngày của người bệnh.

- Hủy hoại xương khớp: Bệnh gout khi phát triển sang giai đoạn mạn tính sẽ hình thành các hạt tophi dưới da. Hạt tophi phát triển ngày càng lớn sẽ gây lở loét, ảnh hưởng tới các khớp xung quanh, làm tăng nguy cơ viêm khớp, biến dạng khớp và dẫn đến tàn phế.

- Tổn thương thận: Việc tăng cao nồng độ axit uric máu và đào thải qua đường nước tiểu sẽ tạo điều kiện thuận lợi khiến muối urat có cơ hội lắng đọng tại thận và gây nên sỏi thận, suy thận.

- Nguy cơ đột quỵ và tai biến: Người bị bệnh gút thường có nguy cơ bị đột quỵ hoặc tai biến cao hơn người bình thường, đặc biệt là các bệnh lý liên quan như: Bệnh cao huyết áp, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, thậm chí là tử vong sớm.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ KIỂM SOÁT BỆNH GOUT?

Để cải thiện cơn đau gout, phòng ngừa bệnh tái phát và giảm thiểu biến chứng nguy hiểm, bạn cần thực hiện chế độ ăn uống hợp lý, sinh hoạt điều độ. Các chế độ dành cho người mắc bệnh gout, bao gồm:

- Hạn chế thực phẩm giàu purine như: Thịt đỏ, nội tạng động vật, hải sản,… thay bằng rau xanh, hoa quả giàu chất xơ,…

- Nên hạn chế ăn các thực phẩm giàu chất béo như da động vật, các món ăn nướng, món chiên, xào, đồ ăn nhanh, thực phẩm đóng hộp,…

- Không uống nước ngọt, nước có gas, thức uống có chứa nhiều đường như: Sinh tố, trà sữa, các loại nước uống có cồn, chất gây nghiện,…

- Không nên ăn nhiều hải sản, thịt đỏ, nội tạng động vật, đồ ăn nhanh vì chúng chứa quá nhiều nhân purine, không có lợi cho người bị bệnh gout.

- Hạn chế uống rượu, bia và chất kích thích,…

- Khi không có cơn đau tấn công, hãy tập luyện nhẹ nhàng để xương khớp dẻo dai, phòng ngừa nguy cơ bệnh tái phát.

- Sử dụng sản phẩm chứa thành phần từ trạch tả để giảm acid uric máu, cải thiện cơn đau gout.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy liên hệ hotline miễn phí 1800558898 để được các Dược sĩ và Bác sĩ tại hệ thống nhà thuốc Trung Sơn giải đáp thắc mắc và hỗ trợ tư vấn phương pháp điều trị tốt nhất.

Có thể bạn quan tâm:

23 Thg 8 2019

Vừa Mới Xem

  • THIẾT BỊ CHÍNH HÃNGđa dạng và chuyên sâu

  • ĐỔI TRẢ TRONG 30 NGÀYkể từ ngày mua hàng

  • CAM KẾT 100%chất lượng sản phẩm

  • MIỄN PHÍ VẬN CHUYỂNtheo chính sách giao hàng

GIỎ HÀNG

Giỏ hàng của bạn trống

TỔNG TIỀN
0₫
Phí vận chuyển sẽ được tính ở trang thanh toán. Bạn cũng có thể nhập mã giảm giá ở trang thanh toán.
Icon clisk