BỆNH GOUT - CĂN BỆNH TIỀM ẨN NHIỀU NGUY HIỂM

Bệnh gout (gút bắt nguồn từ tiếng Pháp goutte) là hội chứng xảy ra do những rối loạn chuyển hóa purine, đang ngày càng gia tăng và có xu hướng trẻ hóa một phần do chế độ sinh hoạt và ăn uống trong xã hội hiện đại. Bệnh tiến triển khá nhanh gây đau nhức các khớp xương, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và cuộc sống người bệnh. 

Phần lớn các bệnh nhân gút được chẩn đoán là nam giới tuổi trung niên có cơn gút cấp trên một tiền sử bệnh tiềm ẩn và phần lớn bệnh nhân có uống rượu thường xuyên.

Bệnh gout là bệnh có hình thái giống như bệnh viêm khớp hay thấp khớp, nguyên nhân do rối loạn chuyển hóa làm tăng lượng axit uric trong huyết thanh. Axit uric kết tinh thành những tinh thể sắc nhọn như những mũi kim, luồn vào nằm bên trong khớp xương khiến mô bọc khớp xương bị viêm và các đầu mút thần kinh trở nên nhạy cảm, bị kích thích dữ dội, gây ra những cơn đau khủng khiếp và dai dẳng.

NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH GOUT NGƯỜI BỆNH CẦN CHÚ Ý 

Hầu hết các yếu tố gây bệnh đều do các rối loạn chuyển hóa bất thường gây tăng lương acid uric tự nhiên. Để dẫn đến điều này thường là do một số nguyên nhân tác động. Cụ thể nguyên nhân của bệnh gout được chia ra làm hai loại chính là nguyên nhân nguyên phát và nguyên nhân thứ phát.

Nguyên Nhân Nguyên Phát

Tất cả tình trạng bệnh gout nguyên phát đều gắn liền với yếu tố gen di truyền, cơ địa.

  • Di truyền: Người bệnh trường hợp này có sự tổng hợp purin nội sinh cao hơn bình thường nên nồng độ acid uric trong máu tăng lên theo tỷ lệ.
  • Bẩm sinh: Người bệnh gout bị thiếu men HGPT ngay khi còn nhỏ do đó lượng acid uric không ổn định sẵn.

Nguyên Nhân Thứ Phát

Đây là trường hợp bệnh gout xảy ra do các yếu tố bên ngoài tác động khiến lượng acid uric trong máu tăng mạnh. Cụ thể:

  • Thói quen ăn uống không lành mạnh: Ăn nhiều các loại thức ăn chứa nhân purin như thịt đỏ, nội tạng, nấm, hải sản… Sử dụng nhiều rượu bia và các chất kích thích cũng khiến acid uric tăng lên đáng kể.
  • Người bệnh gout lạm dụng các loại thuốc lợi tiểu, thuốc aspirin liều thấp trong thời gian dài.
  • Do các bệnh lý viêm cầu thận mãn tính, suy thận dẫn đến giảm thải acid uric qua thận.

TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH GOUT

Các dấu hiệu bệnh gout rất dễ bị nhầm lẫn với tình trạng viêm khớp khác. Dưới đây là các triệu chứng bệnh gout bạn cần phải biết để phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời.

- Đau khớp dữ dội: Bệnh gout thường ảnh hưởng đến khớp ngón chân cái đầu tiên, nhưng nó cũng có thể xảy ra ở bất kỳ khớp nào trong cơ thể. Khi bị bệnh gout, bạn sẽ nhận thấy cơn đau dữ dội nhất trong vòng từ 4 – 12 giờ đầu tiên.

- Cơn đau khớp dữ dội về đêm: Một triệu chứng bệnh gout điển hình khác là bạn sẽ có những cơn đau khớp dữ dội về đêm.

- Da bị đỏ, ngứa và bong tróc: Bệnh gout sẽ làm các vùng da tại vị trí đau khớp của người mắc bị đỏ, trông như nhiễm trùng. Khi cơn đau thuyên giảm, bạn sẽ thấy các vùng da đó bị ngứa và bong tróc.

- Gặp khó khăn khi vận động: Khi bệnh gout tiến triển, bạn có thể không di chuyển được khớp như bình thường gây ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt hàng ngày.

- Cơn đau tái phát theo đợt: Gout sẽ hành hạ người mắc theo từng đợt bất thường. Các đợt đau gout tái phát có thể cách nhau từ vài tháng tới vài năm tùy thuộc cách mà bạn kiểm soát bệnh.

CHẨN ĐOÁN

Một số những xét nghiệm giúp bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh gout bao gồm:

  • Kiểm tra dịch lỏng khớp. Bác sĩ có thể dùng kim để có thể lấy một phần chất lỏng từ khớp bị ảnh hưởng của bạn. Tinh thể urat có thể nhìn thấy được khi chất lỏng được kiểm tra dưới kính hiển vi.
  • Xét nghiệm máu. Bác sĩ có thể sẽ đề nghị xét nghiệm máu để có thể biết được nồng độ axit uric và creatinin trong máu của bạn. Tuy nhiên, một số người khi đi xét nghiệm máu có nồng độ acid uric trong máu cao, nhưng không bao giờ mắc bệnh gout. Và một số trường hợp khác, người bệnh có triệu chứng và dấu hiệu của bệnh gout, nhưng không có mức Acid uric bất thường trong máu của họ.
  • Siêu âm. Siêu âm cơ xương có thể phát hiện các tinh thể urat trong khớp.
  • Chụp X-quang. Chụp X-quang khớp có thể giúp ích để có thể loại trừ các nguyên nhân gây viêm khớp khác.

Vì bệnh gout có thể gây đau đớn và làm tổn thương khớp lâu dài, điều cực kì quan trọng là phải chẩn đoán bệnh chính xác. Sau khi đã chẩn đoán, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị bệnh và kể đơn thích hợp cho sức khỏe và tình trạng bệnh hiện tại của bạn.

CÁC GIAI ĐOẠN CỦA BỆNH GOUT

Dựa vào mức độ nghiêm trọng, bệnh gout được chia thành 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1. Ở giai đoạn này, mức axit uric trong máu đã tăng lên nhưng vẫn chưa xuất hiện các triệu chứng bệnh gút. Bạn có thể không bao giờ cảm nhận được các dấu hiệu của bệnh. Thông thường, người bệnh chỉ nhận thấy triệu chứng đầu tiên của bệnh gout sau khi họ bị bệnh sỏi thận.

Giai đoạn 2. Ở giai đoạn 2 này, nồng độ acid uric lúc này rất cao, dẫn đến hình thành các tinh thể xuất hiện ở ngón chân. Trong giai đoạn này, bạn sẽ cảm thấy đau khớp nhưng cơn đau sẽ không kéo dài. Một thời gian sau, bạn sẽ gặp các triệu chứng khác của bệnh gout với cường độ và tần suất ngày càng gia tăng.

Giai đoạn 3. Tại giai đoạn 3, các triệu chứng của bệnh sẽ không biến mất và các tinh thể axit uric sẽ tấn công nhiều khớp. Đây là giai đoạn sẽ xuất hiện các khối chất nổi dưới da. Tình trạng này sẽ làm bạn bị đau nghiêm trọng hơn và có thể phá hủy sụn.

Hầu hết người bị bệnh gout chỉ mắc 1 hoặc 2 giai đoạn, rất hiếm người có bệnh tiến triển đến giai đoạn 3 do các triệu chứng bệnh gout đã được điều trị đúng cách ở giai đoạn 2.

NHỮNG AI THƯỜNG MẮC PHẢI BỆNH GOUT?

Tỷ lệ mắc bệnh gout là khoảng 1/200 người trưởng thành. Bệnh có thể ảnh hưởng đến mọi người, không phân biệt tuổi tác và giới tính. Tuy nhiên, nam giới từ 30–50 tuổi thường mắc bệnh này nhiều hơn trong khi phụ nữ là trong giai đoạn sau mãn kinh. Bệnh ít khi xảy ra ở người trẻ và trẻ em. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. 

NHỮNG YẾU TỐ NÀO LÀM TĂNG NGUY CƠ MẮC BỆNH GOUT?

Bên cạnh nguyên nhân chính gây ra bệnh gout là ăn nhiều thực phẩm chứa purine, còn rất nhiều yếu tố nguy cơ gây bệnh, như:

  • Chế độ ăn quá nhiều đạm và hải sản
  • Tuổi tác và giới tính. Bệnh xuất hiện nhiều hơn ở nam giới và người lớn tuổi
  • Uống nhiều bia trong thời gian dài
  • Béo phì
  • Có người nhà từng bị gout. Nếu bạn có người thân trong gia đình mắc bệnh gout, bạn cũng có nguy cơ mắc bệnh này
  • Mới bị chấn thương hoặc mới phẫu thuật
  • Tăng cân quá mức
  • Tăng huyết áp
  • Chức năng thận bất thường
  • Sử dụng một số loại thuốc nhất định. Một số loại thuốc bạn đang dùng có thể là nguyên nhân làm tích tụ axit uric trong thể, chẳng hạn như:
    • Aspirin. Thuốc giảm đau này sẽ làm tăng nguy cơ tích tụ acid uric nếu bạn uống thường xuyên 1–2 viên mỗi ngày
    • Thuốc lợi tiểu
    • Thuốc hóa trị liệu
    • Các loại thuốc có thể làm giảm hệ miễn dịch như cyclosporine.
  • Tiền sử mắc một số bệnh như tiểu đường, suy giảm chức năng thận, bệnh tim, xơ vữa động mạch, tắc nghẽn mạch máu, bệnh truyền nhiễm, huyết áp cao.
  • Mất nước. Nếu thiếu nước, cơ thể khó loại bỏ axit uric qua nước tiểu, do đó làm tăng lượng acid uric trong cơ thể.

BỆNH GOUT NÊN ĂN GÌ VÀ KIÊNG ĂN GÌ?

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng giúp cải thiện cơn đau do bệnh gout và dự phòng tái phát. Chính vì vậy, người bệnh cần có một thực đơn khoa học để quá trình điều trị và phục hồi đạt kết quả tốt nhất.

Thực phẩm người bệnh gout nên kiêng

Chế độ ăn uống chứa nhiều purin chính là thủ phạm gây nên các cơn gout đột ngột và làm gia tăng lượng acid uric trong máu. Do đó, bạn cần tránh ăn những thực phẩm sau đây:

  • Thịt đỏ và các loại nội tạng động vật: Thịt bê, thịt nai, gan, não, tim…
  • Người bệnh gout nên hạn chế ăn hải sản và một số loại cá: Cua, tôm, sò điệp, cá trích, cá ngừ, cá tuyết…
  • Các đồ uống có đường: nước ngọt, siro chứa fructose…
  • Nấm men: men dinh dưỡng, men bia, các chất bổ sung men khác…

Thực phẩm cần bổ sung

Bên cạnh những thức ăn chứa nhiều purin và fructose thì người bệnh gout có thể bổ sung các loại thực phẩm như:

  • Trái cây rau củ: Tất cả các loại trái cây đều tốt cho người bị gút, quả anh đào, đậu Hà Lan, rau xanh, nấm, cà tím, khoai tây,…
  • Các loại hạt, đậu và ngũ cốc: Hạt óc chó, đậu phụ, đậu nành, hạt chia, gạo lứt, lúa mạch…
  • Sữa và trứng
  • Các loại thảo mộc gia vị, dầu thực vật

CHẾ ĐỘ SINH HOẠT HỢP LÝ KHI MẮC BỆNH GOUT?

Bạn có thể kiểm soát tốt tình trạng bệnh của mình nếu bạn lưu ý vài điều dưới đây:

  • Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc bỏ thuốc trong toa được kê cho bạn
  • Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe của bạn
  • Giảm cân nếu bạn đang béo phì
  • Tránh ăn nội tạng, nhất là gan, cá mòi và cá trống
  • Ngừng uống rượu
  • Giảm sử dụng các thức uống có cồn, đặc biệt là bia
  • Tập thể dục hằng ngày
  • Uống cà phê và bổ sung vitamin C (có thể có ích ở một số người)
  • Hạn chế ăn các loại thực phẩm chứa nhiều purine
  • Có chế độ ăn ít chất béo bão hòa và các sản phẩm chứa ít chất béo
  • Thay thế dùng đường tinh luyện bằng đường tự nhiên trong rau củ và ngũ cốc
  • Tránh ăn hải sản và thịt đỏ
  • Uống nhiều nước.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy liên hệ hotline miễn phí 1800558898 để được các Dược sĩ và Bác sĩ tại hệ thống nhà thuốc Trung Sơn giải đáp thắc mắc và hỗ trợ tư vấn phương pháp điều trị tốt nhất.

Có thể bạn quan tâm:


21 Thg 8 2019

Vừa Mới Xem

  • THIẾT BỊ CHÍNH HÃNGđa dạng và chuyên sâu

  • ĐỔI TRẢ TRONG 30 NGÀYkể từ ngày mua hàng

  • CAM KẾT 100%chất lượng sản phẩm

  • MIỄN PHÍ VẬN CHUYỂNtheo chính sách giao hàng

GIỎ HÀNG

Giỏ hàng của bạn trống

TỔNG TIỀN
0₫
Phí vận chuyển sẽ được tính ở trang thanh toán. Bạn cũng có thể nhập mã giảm giá ở trang thanh toán.
Icon clisk