Xây dựng 7 thói quen lành mạnh giúp người lớn tuổi sống vui khỏe hơn

Những người có thói quen tốt cho sức khỏe khi còn trẻ có xu hướng khỏe mạnh hơn những người cùng lứa khi lớn tuổi, nhưng không bao giờ là quá muộn. Thói quen tốt cho sức khỏe có thể tạo ra sự khác biệt ngay cả với những người lớn tuổi dễ bị bệnh hoặc có những thói quen không tốt cho sức khỏe trong quá khứ.



Xây dựng thói quen và lối sống lành mạnh giúp tạo tiền đề cho một sức khỏe tốt của bố mẹ và những người thân xung quanh khi càng lớn tuổi. Ngoài ra, việc hình thành những thói quen tốt có thể giúp phát hiện kịp thời những bệnh đang ở giai đoạn mầm mống.

Với người cao tuổi, sức khỏe luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu. Hãy cùng xem những "bí quyết" chăm sóc sức khỏe người cao tuổi như thế nào là tốt nhất.

1. Chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp chế ngự bệnh tật

Theo thời gian, hệ tiêu hóa hoạt động kém hơn nên thức ăn cho người lớn tuổi cần đa dạng, giàu dưỡng chất, chế biến dưới dạng mềm, dễ nhai, dễ nuốt, dễ tiêu hóa. Đặc biệt, nên bổ sung dưỡng chất thiết yếu từ rau củ quả và ngũ cốc nguyên cám hữu cơ giàu chất xơ. Nên bổ sung cá thay thịt trong chế độ ăn của những cao tuổi, khuyến khích dùng sữa tươi, sữa chua để cung cấp canxi mỗi ngày. Khẩu phần ăn nên chia thành nhiều bữa nhỏ, tránh ăn quá no một lần. Bữa tối không nên ăn quá muộn, vì như vậy sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ, có thể tạo tiền đề cho tai biến mạch não, mạch vành.



>> Thực dưỡng và những sự thật về hiệu quả điều trị ung thư

2. Kiểm tra sức khỏe tổng quát định kỳ

Kiểm tra sức khỏe định kỳ bao gồm kiểm tra về mỡ máu, huyết áp, tim mạch,…giúp phòng tránh những bệnh tật nguy hiểm, phát hiện bệnh ngay ở giai đoạn mầm mống. Người cao niên cũng cần tiêm vắc-xin ngăn ngừa một số bệnh như cảm cúm, viêm phổi.

  • Đo chiều cao, cân nặng: Thực hiện mỗi năm một lần, có thể đánh giá được tình trạng sức khỏe chung toàn cơ thể, phát hiện bệnh béo phì hoặc tình trạng suy dinh dưỡng, loãng xương. Hàng năm, chiều cao của người cao tuổi giảm dần, lưng còng thêm thì điều đầu tiên phải nghĩ tới là bệnh loãng xương.



  • Đo huyết áp: Là cách đơn giản nhưng hữu ích cho việc chẩn đoán bệnh tăng huyết áp. Người có số đo huyết áp >140/90 mmHg là bị bệnh tăng huyết áp. Bạn nên ghi lại số đo huyết áp mỗi lần đo để theo dõi.
  • Chụp X-quang phổi: Bệnh lý mạn tính của phổi chiếm từ 50% đến hơn 70% ở người cao tuổi. Người bệnh nên làm xét nghiệm thông thường này để có thể phát hiện, phòng ngừa, điều trị sớm bệnh viêm phế quản mãn tính, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, ung thư phổi…
  • Đo điện tim: Đo điện tim hằng năm là rất cần thiết. Nếu bệnh được phát hiện sớm để theo dõi, điều trị thì người cao tuổi vẫn có thể có cuộc sống khỏe mạnh.
  • Đo mật độ xương: Nên làm ở người trên 60 tuổi, người thấp nhỏ, phụ nữ sau mãn kinh, người hay phải dùng thuốc corticoid. Uống viên canxi, tăng cường vận động cơ thể, ngưng hút thuốc lá có thể phòng tránh được bệnh loãng xương…
  • Thăm trực tràng: Ung thư đại trực tràng hầu hết xảy ra ở những người tuổi 50 trở lên. Đó là lý do vì sao người lớn tuổi nhất thiết phải đi nội soi đại tràng để có những phát hiện kịp thời.

3. Giấc ngủ ngon là liều thuốc

Người lớn tuổi thường bị khó ngủ, đi tiểu đêm nhiều lần, dễ tỉnh giấc và khó ngủ lại. Rối loạn giấc ngủ khiến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của họ suy giảm đáng kể, dẫn đến suy nhược cơ thể và tinh thần. Nên xây dựng giờ giấc ngủ nghỉ hợp lý và đúng giờ, đặc biệt giữ không gian phòng ngủ yên tĩnh, thoáng đáng, ít ánh sáng và nhiệt độ phòng thích hợp để đảm bảo giấc ngủ sâu.



4. Bồi dưỡng sức khỏe tinh thần

Các nghiên cứu về sức khỏe tâm thần lão khuyến cáo rằng người cao niên nên duy trì các hoạt động trí não như làm câu đố ô chữ, đọc và viết và cố gắng tìm kiếm sở thích mới để kích thích tâm trí của họ. Các hoạt động trên có thể tránh được sự suy giảm trí nhớ, suy giảm sức khỏe tâm thần.



>> Giảm nguy cơ suy giảm trí nhớ ở người lớn tuổi

5. Gắn kết tình thân

Thời gian dành cho gia đình và con cháu giúp người cao niên cảm thấy được kết nối, đặc biệt nên tổ chức những chuyến đi thăm họ hàng hoặc du lịch ngắn ngày, khiến họ cảm thấy lạc quan hơn, kích thích sức khỏe tinh thần là liều thuốc tốt nhất ở mọi lứa tuổi.



6. Duy trì hoạt động thể chất

Vận động rất quan trọng đối với sức khỏe tổng quát của ông bà, bố mẹ. Tập thể dục không chỉ làm giảm trầm cảm mà còn cải thiện năng lượng và trí nhớ. Tập luyện bài bản với huấn luyện viên, đi bộ đường dài hoặc đi dạo ngắn có thể giúp người lớn tuổi khỏe mạnh lâu hơn.



>> 10.000 bước mỗi ngày và 10 điều bất ngờ xảy ra với cơ thể bạn

7. Ghé thăm nha sĩ sáu tháng một lần

Nguy cơ sâu răng cũng phát triển theo tuổi tác. Thêm vào đó, nhiều bệnh nhiễm trùng miệng có thể liên quan đến các tình trạng sức khỏe nghiêm trọng, chẳng hạn như bệnh tiểu đường, bệnh tim và đột quỵ.



Những thói quen lành mạnh nào khác mà bạn khuyên người cao niên nên áp dụng để duy trì sức khỏe và tinh thần ở phong độ tốt nhất? Chia sẻ đề xuất của bạn với chúng tôi bằng cách để lại bình luận. Hoặc bạn có thể gọi vào hotline miễn phí cước gọi 1800558898 để được tư vấn bởi đội ngũ Dược sĩ lành nghề của chúng tôi.


Xem thêm những bài viết liên quan:


09 Thg 5 2019

Vừa Mới Xem

  • THIẾT BỊ CHÍNH HÃNGđa dạng và chuyên sâu

  • ĐỔI TRẢ TRONG 30 NGÀYkể từ ngày mua hàng

  • CAM KẾT 100%chất lượng sản phẩm

  • MIỄN PHÍ VẬN CHUYỂNtheo chính sách giao hàng

GIỎ HÀNG

Giỏ hàng của bạn trống

TỔNG TIỀN
0₫
Phí vận chuyển sẽ được tính ở trang thanh toán. Bạn cũng có thể nhập mã giảm giá ở trang thanh toán.
Icon clisk